Phục hình răng thẩm mỹ đang là một phương pháp khá phổ biến và được nhiều người tin tưởng lựa chọn để thẩm mỹ nụ cười. Hiện nay có 2 dòng răng sứ cơ bản là răng toàn sứ và răng sứ kim loại. Vậy 2 loại này có gì giống và khác nhau, cùng Nha khoa Gia Đình tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ là gì?
Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại hay còn có tên gọi khác là mão răng, dùng cho những trường hợp mất răng hay răng bị khiếm khuyết hoặc được kết hợp cùng cắm ghép Implant. Mão răng sứ kim loại có cấu tạo gồm 2 phần là: khung bên trong là kim loại và lớp phủ bên ngoài bằng sứ rất thẩm mỹ. Hợp kim thường được sử dụng là: Niken – Crom, Crom – Coban, Titan hay vàng….

Răng toàn sứ
Răng toàn sứ hay còn gọi là răng sứ không kim loại có lớn khung sườn và mão sứ bên ngoài được làm hoàn toàn từ sứ nguyên chất, không pha lẫn tạp chất hay kim loại…

2. So sánh răng sứ toàn sứ và răng sứ kim loại
2.1. Về tính thẩm mỹ
Do răng sứ kim loại có phần khung sườn được làm bằng kim loại nên có phần bị ảnh hưởng về màu sắc, răng sẽ không có được màu trắng như răng thật. Mặt khác, khi có ánh sáng đèn chiếu vào sẽ thì phần sườn của răng sứ kim loại sẽ ánh ra bên ngoài làm răng có màu xám sậm. Bởi vậy mà răng sứ kim loại không phù hợp với những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thường xuyên phải tiếp xúc với ánh đèn sân khấu hay phục hình răng cửa.
Riêng với răng toàn sứ với chất liệu sứ nguyên chất hoàn toàn có thể khắc phục được nhược điểm về tính thẩm mỹ của răng sứ kim loại. Cho dù có ánh đèn chiếu vào thì răng toàn sứ vẫn rất sáng, trong và giống với răng thật.
2.2. Nguy cơ bị thâm đen viền nướu
Đây là điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa 2 dòng răng sứ này. Với răng sứ kim loại có khả năng dễ bị oxi hóa với môi trường axit trong khoang miệng sau một thời gian sử dụng. Khung sườn kim loại của răng sứ kim loại dễ bị đen dần đi, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho hàm răng mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng nếu người phục hình có tiền sử dị ứng với kim loại.

Trong khi đó với phục hình răng sứ không kim loại, hiện tượng này hoàn toàn không xảy ra và các răng sứ vẫn đảm bảo độ sáng bóng như lúc ban đầu.
2.3. Độ bền chắc
Độ bền chắc sau khi phục hình răng sứ vô cùng quan trọng, sau khi bọc răng sứ răng sứ phải đảm bảo chức năng nhai cắn như răng thật, đặc biệt chịu được lực nhai như răng hàm.
Với răng sứ kim loại, do khung sườn được làm từ kim loại nên có độ bền chắc cực cao, khả năng chịu lực nhai tốt, lực tác động lên răng cao.
Trong khi đó răng toàn sứ trong quá trình chế tác răng sứ được nung ở nhiệt độ >1600 độ nên cứng gấp 4 lần răng thật, sức bền còn cao gấp nhiều lần so với răng truyền thống.

2.4. Tuổi thọ của răng
Với răng sứ kim loại, tuổi thọ của răng có thể tồn tại từ 3.5 – 5 năm, sau đó khung sườn sẽ bị tụt ra bên ngoài gây thâm đen viền nướu, bởi vậy mà nhiều người thường không sử dụng răng sứ kim loại cho răng cửa bởi tính thẩm mỹ cho nên phải thay răng mới.
Răng toàn sứ có thể tồn tại lên đến 20 năm, trong môi trường miệng không bao giờ có hiện tượng xuất hiện thâm đen viền nướu hay hôi miệng như răng sứ kim loại nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.
Với sự so sánh răng sứ kim loại với răng sứ toàn sứ nêu trên phần nào cho chúng ta thấy rõ những ưu điểm nổi bật của dòng răng sứ không kim loại. Vì vậy, đây là dòng răng được các chuyên gia đánh giá cao và thường được khách hàng lựa chọn khi phục hình răng thẩm mỹ.