Những biến chứng thường gặp khi mọc răng số 8

Những biến chứng khi mọc răng số 8 sẽ được bác sĩ Nguyễn Việt Tuyến phân tích và giải đáp trong bài viết này.

Răng số 8 là răng gì?

Răng số 8 hay được gọi là răng khôn. Lý do bởi nó mọc ở độ tuổi khi chúng ta đã trưởng thành. Thường sẽ mọc trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Thậm chí có thể muộn hơn chút nữa tùy từng trường hợp. Thế nhưng tại sao gọi là răng khôn mà nó hay để lại biến chứng?

Theo lời giải thích của bác sĩ, răng số 8 được mọc sau cùng nên thường thiếu chỗ. Vì thiếu chỗ nên răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm. mọc xiên. Khi đó, thức ăn dễ bị ứ đọng, vi khuẩn hoạt động tạo điều kiện viêm nhiễm. Mặt khác, răng số 8 mọc ở trong cùng, việc vệ sinh khó khăn cũng gây ra các bệnh răng miệng.

Vị trí mọc răng số 8
Vị trí mọc răng số 8

Biến chứng thường gặp khi mọc răng số 8

Với những nguyên nhân trên thì biến chứng thường gặp nhất khi mọc răng số 8 là viêm nhiễm tại chỗ. Viêm nhiễm tại chỗ làm cho tổ chức xung quanh răng số 8 mọc lệnh bị viêm nhiễm. Viêm mô tế bào xung quanh thân răng. Ngoài ra còn cá trường hợp như viêm lợi phì đại hay thậm chí có mủ chảy ra.

Những người khi bị răng khôn mọc lệnh thì khó khắn trong việc sử dụng các cơ quanh miệng, sưng một bên má. Trong trường hợp viêm cấp tính, xảy ra hiện tượng sốt cao. Biến chứng này có thể tái đi tái lại rất nhiều lần. Nếu không có hướng xử lý kịp thời thì nhiễm trùng này có thể lan sang các vùng khác như mang tai, viêm xoang, viêm màng trong tim, thậm chí nhiễm khuẩn huyết và đe dọa đến tính mạng.

Răng khôn mọc lệch gây ra nhiều biến chứng
Răng khôn mọc lệch gây ra nhiều biến chứng

Biến chứng thứ 2 là rối loạn về mặt phản xạ cảm giác, chèn ép vào dây thần kinh. Bên cạnh đó có nhưng biến chứng lây lan như làm sâu răng, viêm tủy, tiêu xương xung quanh răng 7. Còn một biến chứng nguy hiểm khác nữa đo là u nag xương hàm.

Cách xử lý răng số 8

Bác sĩ Tuyến khuyên bệnh nhận nên nhổ răng số 8 mọc lệnh, mọc ngầm khi đã gây ra các biến chứng. Với trường hợp răng số 8 có hình thể biến dạng, dị dạngcũng cần nên được loại bỏ. Tuy nhiên nhổ răng số 8 cần có một kỹ thuật cao, vì vậy chúng ta nên chọn nhưng cơ sở uy tín, đảm bảo về mặt vô trùng, vô khuẩn. Nhổ răng số 8 cần phải nhổ đúng quy trình:

Bước 1: Khám toàn thân để đánh giá tiền sử bệnh nhân có mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường hay dị ứng gì không, rối loạn đông máu không. Khám thực thể toàn thân để đánh giá các bệnh tiền sử của bệnh nhân. Khám thực tế trên miệng, đánh giá sơ bộ tình trạng răng số 8.

Bước 2: Khám Xquang, chụp X-quang để đánh giá chân răng và độ khó.

Bước 3: sát khuẩn, vô khuẩn vùng răng miệng.

Bước 4: Gây tê.

Bước 5: Tiến hành nhổ răng 8 an toàn bằng máy Piezotome: hạn chế đau và an tàn tuyệt đối cho khách hàng.

Bước 6: Hướng dẫn sau nhổ và tái khám.

Chú ý khi nhổ răng số 8: Không nên nhổ khi nó bị viêm cấp và đối với trường hợp bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đông máu, dị ứng thì nên vào bệnh viện thực hiện nhổ răng.

Sau nhổ răng, nên cắn gạc sau 1-2 tiếng để cầm máu. Khi bỏ gạc, không nên súc miệng quá mạnh, khạc nhổ quá mạnh, không súc miệng nước muối trong ngày đầu. Chúng ta nên ăn uống nhẹ nhàng, ăn mềm, ăn nguội. Khi có biểu hiện đau nhiều, sưng nhiều còn chảy máu nhiều, sốt cao, chunsgta nên quay trở lại tái khám để bác sĩ có hướng xử trí kịp thời.

Tìm hiểu thêm >> Nhổ răng khôn xong nên ăn những gì?

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Tuyến về các vấn đề biến chứng khi nhổ răng số 8. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề gì khác hoặc đang gặp các tình trạng bệnh về răng miệng thì gửi ngay cho Nha khoa Gia đình để được giải đáp nhanh nhất nhé. Hotline: 1900 0058

 

 

 

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801