Tụt nướu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai thường ngày. Những thói quen hàng ngày tưởng chừng rất bình thường lại là nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu.
Tụt nướu là gì?
Tình trạng tụt nướu (tụt lợi) là hiện tượng mô nướu bị lõm xuống và hạ thấp vị trí của nướu trên răng, khiến cho phần thân răng tại đây hở ra ngoài. Tụt nướu có thể xảy ra ở một vài răng, một hàm hoặc cả hàm trên và dưới. Đi kèm với nó là các triệu chứng chảy máu chân răng, sưng lợi, hôi miệng.
Tụt lợi có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải sử dụng cây thăm dò quanh răng với vị trí bám biểu mô.
Khi bị tụt nướu, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:Lợi sưng đỏ, xảy ra tình trạng chảy máu chân răng. Hơi thở có mùi khó chịu. Lợi bị rút lại rõ rệt, răng lung lay.
Hậu quả của tình trạng tụt nướu
Tình trạng tụt nướu gây ra hiện tượng mất xi – măng gây mòn chân răng, lộ bề mặt răng ra bên ngoài. Phần ngà răng bị lộ khiến cho răng nhạy cảm, ê buốt khi bị kích thích bởi thức ăn nóng, lạnh hoặc các vật cứng chạm vào.
Các kẽ răng bị thưa do lợi tụt xuống làm rắc thức ăn gây nhiều vấn đề về răng miệng. Tình trạng này làm mất thẩm mỹ và giảm sức khỏe của răng miệng.
Nguy hiểm nhất của bệnh tụt nướu là khiến răng lung lay, gây nguy cơ mất răng cao.
Nguyên nhân gây tụt nướu
Những thói quen hàng ngày chính là 1 trong những nguyên nhân gây tình trạng tụt nướu
Chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh. Nhiệt tình với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất tốt, nhưng theo một bài báo trên Tạp chí Nha Chu Trực truyến, bạn nên chắc chắn rằng bạn đang chải răng chứ không phải là cọ răng! Không bao giờ nên sử dụng bàn chải đánh răng nào mà không có nhãn “mềm.”Hãy nhẹ nhàng với răng của bạn và nhớ rằng việc chăm sóc răng miệng không được làm tổn thương răng.
Do di truyền. Giống như phần còn lại của cơ thể, đặc điểm của nướu răng được xác định bởi gen di truyền của bạn. Nếu cha hoặc mẹ của bạn hoặc cả hai người bị tụt nướu, bạn có nguy cơ bị tụt nướu cao hơn.
Vị trí bất thường của răng. Nếu răng của bạn không thẳng hàng với nhau, hiện tượng tụt nướu có thể xảy ra.
Nghiến răng. Bạn có thường thức dậy với một cơn đau đầu không? Vợ / chồng hoặc bạn đời của bạn có phàn nàn rằng bạn nghiến răng trong khi ngủ không? Thói quen này có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng, chứ không riêng chỉ tụt nướu, vì vậy hãy chia sẻ với nha sĩ biết ngay nếu bạn cho rằng mình đang gặp phải tình trạng nghiến răng. Nghiến răng có thể được điều trị dễ dàng và không gây đau đớn bằng dụng cụ bảo vệ miệng và một số biện pháp khác.
Chấn thương mô nướu. Mô nướu có thể bị tụt lại khi chấn thương xảy ra trên một răng hoặc nhiều răng.
Sức khỏe răng miệng không được đảm bảo. Nếu thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn có vấn đề, thì tình trạng tụt nướu có thể là kết quả của bệnh viêm nha chu.
Đừng quá lo lắng. Bất kể vấn đề gì gây ra tình trạng tụt nướu của bạn, đều có cách để điều trị.
Cách khắc phục bệnh tụt nướu hiệu quả
Nếu bị tụt lợi ở mức độ nhẹ, chưa gây ê buốt răng thì người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng và sử dụng bàn chải lông mềm để tránh cọ xát với phần chân răng. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên đi cạo vôi răng để ngăn chặn viêm lợi, viêm nha chu.
Trường hợp đã xuất hiện dấu hiệu ê buốt răng thì người bệnh nên dùng loại kem đánh răng chứa Flour và các chất chống ê buốt dành cho răng nhạy cảm. Nếu cổ răng bắt đầu bị mòn, các bạn cần đến nha khoa hàn trám ngay lập tức để bảo vệ chân răng.
Khi bệnh tụt nướu đã ở mức độ nghiêm trọng, cách khắc phục tốt nhất là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi đã bị tụt để che phủ chân răng. Đây là tiểu phẫu đơn giản, thế nên các bạn hãy yên tâm điều trị để khôi phục lại phần nướu răng đã mất nhé!