Trám răng composite được phục hình thẩm mỹ cho răng sâu, sứt mẻ, mòn cổ chân răng… Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn có những nhược điểm mà bạn cần biết.
Kỹ thuật trám răng composite là gì?
Trám răng Composite là một giải pháp thẩm mỹ cho răng bị xỉn màu, mất men nhiều. Không chỉ vậy, trám răng còn giúp bảo vệ răng tránh khỏi việc tái phát của các bệnh lý răng miệng. Các bệnh lý có thể phục hình như là răng mẻ, răng sâu, răng bị thiếu men, răng mòn cổ…
Trám răng bằng composite là cách thay thế trám răng truyền thống. Giải pháp này được các bác sĩ nha khoa đánh giá là chất lượng hơn.
Bởi đối với vấn đề thẩm mỹ, composite có màu sắc như răng thật, độ bóng bề mặt cao. Khi phục hình cho răng bị hư tổn, vật liệu này có độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, an toàn đối với cơ thể.
Ưu nhược điểm của trám răng thẩm mỹ bằng composite
Ưu điểm:
Răng sâu, bị sứt mẻ, hở cổ chân răng dễ dàng bị vi khuẩn tấn công. Trám răng là phương pháp giúp các răng bệnh ngăn chặn được vi khuẩn. Các mảng trám được lấp đầy các vết hỏng, nứt, mẻ của răng. Nhờ đó, trám răng composite sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn trong miệng xâm nhập, ngăn chặn các nguy cơ về sâu răng và nhiễm trùng. Đồng thời giúp răng tăng tuổi thọ nhờ loại được các phần hư hỏng của răng.
Do đó, nếu bạn mắc các bệnh lý về răng cần trám thì hãy nhanh chóng liên hệ nha khoa Gia Đình càng sớm càng tốt để bảo vệ răng của mình.
Chất liệu này tạo ra lớp bọc răng rất tốt với những ưu điểm sau: màu sắc như răng thật, độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, không gây độc hại cho cơ thể.
Trám composite có thể sử dụng được 6-12 năm hoặc hơn, và chỉ cần 1 lần gặp bác sĩ là được. Rất ít bị dị ứng với vật nóng lạnh so với trám truyền thống. bác sĩ không phải khoan sâu vào cấu trúc của răng như trám truyền thống.
Nhược điểm:
Trám composite mất nhiều thời gian hơn so với trám truyền thống. Chí phí cũng cao hơn. Không chỉ có vậy, miếng trám composite cũng có thể bị biến đổi màu sắc sau một thời gian sử dụng, bởi vậy việc chăm sóc răng sau khi hàn trám là điều vô cùng quan trọng.
Quy trình trám răng composite
Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ kiểm tra chỗ trám, xác định kích thước, chẩn đoán tình trạng răng để xử lý các bệnh khác trước khi trám.
Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám: Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng.
Tiến hành trám răng: Bác sĩ sẽ tiến hành đổ vật liệu trám vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng hỏng đã được làm sạch. Vật liệu trám Composite ở dạng lỏng, sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Chỉnh sửa lại chỗ trám: Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa. Cuối cùng, bề mặt trám sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu.