Tủy răng được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của răng, được ví như trái tim của răng. Tủy răng được bảo vệ bởi lớp men răng và ngà răng. Bộ phận này có nhiệm vụ nuôi dưỡng và giúp cảm nhận kích thích từ bên ngoài.
Vậy tủy răng là gì, cấu tạo của tủy răng bao gồm những gì và tủy răng có tác dụng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tủy răng là gì?
Tủy răng là lớp nằm giữa ngà răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu, tế bào chuyên biệt và mô liên kết, có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Hiểu một cách đơn giản, tủy răng là một bộ phận giúp răng tồn tại.
Các lớp ngà răng, men răng bên ngoài giúp bỏ vệ tủy răng khỏi những nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn có trong miệng. Khi ngà răng và men răng bị xâm nhập, bào mòn do sâu hay nứt vỡ, nghiến răng khiến phần tủy lộ ra. Điều này sẽ tạo cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Cấu tạo của tủy răng
Tủy răng có ở cả phần chân răng và thân răng, ống tủy chân răng là những nhánh nhỏ, mỏng, phân nhánh từ buồng tủy phía trên xuống chop chân răng.
Tủy ở trong buồng răng nhiều chân có trần tủy và sàn tủy.
Trần buồng tủy: có thể thấy những sừng tủy tương ứng với các núm răng ở mặt nhai
Sàn buồng tủy: là phần ranh giới phân định giữa tủy buồng và tủy chân. Các răng hàm lớn có sàn buồng tủy điển hình, những răng hàm nhỏ sàn buồng tủy thường không rõ, răng một chân không có sàn buồng tủy. Sàn buồng tủy thường có những vùng gồ lồi lên, gồ này cao lên theo tủy. Trên mặt sàn buồng tủy có miệng của các ống tủy, chính là đường vào của ống tủy.
Ống tủy chân răng: Bắ đầu từ phần sàn buồng tủy và kết thúc ở lỗ cuống răng. Sàn buồng tủy, ống tủy tương đối rộng, nhưng ngay sau đó thu hẹp lại làm ống tủy có hình phễu.
Ống tủy phụ và ống tủy bên: Mỗi chân răng thường có 1 ống tủy, nhưng ngoài ống tủy chính còn có thể thấy nhiều ống tủy phụ, những nhán này có thể mở vào vùng cuống răng bởi các lỗ phụ.
Lỗ cuống răng: Mỗi ống tủy chỉ có một cuống răng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy hình thái ống tủy trên kính hiển vi lập thể cho thấy một chân răng, thậm chí một ống tủy, có nhiều lỗ cuống răng. Những lỗ cuống răng này có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của chân răng.
Răng có thể có từ 1-4 ống tủy: ví dụ như răng cửa có 1 ống tủy, răng cối nhỏ có 2 ống tủy, nhưng với răng cối lớn thì thường có 3-4 ống tủy, với răng người già thì tủy răng hay bị canxi hóa. Về mặt hóa học, mô tủy chứa 70% nước, 30% là hữu cơ.
Áp lực bình thường trong buồng tủy là 8-15mmHg, được điều hòa bởi cơ chế vận mạch. Khi bị viêm buồng tủy có thể tăng cao hơn nữa. Điều này khiến tủy răng như một cấu trúc nhốt hoàn toàn trong hộp kín, thiếu cấu trúc tuần hoàn bang hệ, nó sẽ nhanh chóng bị hoại tử và không còn khả năng hồi phục.
Tủy răng bao gồm mạch máu và thần kinh tương ứng với hai chức năng là nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích từ ngoài cho thân răng. Cảm giác của tủy mang lại gồm cảm giác ê buốt và một phần cảm giác về lực. Ở đó có động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các mao mạch bạch huyết của răng.
Tủy răng có tác dụng gì?
Nghiên cứu của các chuyên gia nha khoa đã chỉ ra rằng, tủy răng còn nguyên vẹn có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn tốt hơn răng đã mất tủy. Bên cạnh đó, tủy răng còn có tác dụng như:
Nuôi dưỡng và tái tạo ngà răng: Đây là chức năng quan trọng nhất của tủy răng. Trong khi ngà răng hỗ trợ men răng (lớp bề mặt cứng chắc bên ngoài) để bảo vệ tủy răng.
Chức năng bảo vệ tủy răng: Chắc năng này được thực hiện qua quá trình tái tạo và đáp ứng miễn dịch, duy trì sự khỏe mạnh lâu dài của răng.
Chức năng miễn dịch khá hiệu quả: các tế bào miễn dịch nằm trong tủy răng sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Chức năng dinh dưỡng: trong tủy răng chứa các mạch máu nuôi dưỡng các thành phần của phức hợp ngà – tủy, giảm độ giòn, giữ ẩm và bảo vệ răng thêm phần chắc khỏe.
Chức năng thần kinh: trong tủy răng chứa các dây thần kinh và các dây thần kinh này sẽ giúp cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có những kích thích tác động vào. Các cảm giác thường gặp như đau, ê buốt, khó chịu.
Tủy răng được xem là trái tim của răng, duy trì sự sống và quyết định sự khỏe mạnh của răng. Khi răng không còn tủy để nuôi dưỡng thì nó sẽ không còn cảm nhận với mùi vị thức ăn, với cảm giác ăn nhai, nhiệt độ và đặc biệt là sẽ không có bất kỳ phản ứng nào với những kích thích từ bên ngoài. Bởi vậy, việc bảo vệ tủy răng chính là bảo vệ răng của bạn, hãy giữ cho tủy răng thật tốt nhé!
Và đừng quên thường xuyên truy cập website của Nha khoa Gia Đình là nhakhoafamily.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về nha khoa cũng như các bài viết liên quan đến Tủy răng nhé!