Bị đau răng khi mang bầu phải làm sao?

Hướng dấn cách xử lý cho phụ nữ bị đau răng khi mang bầu để không ảnh hưởng đến thai nhi. Những biện pháp này có thể làm tại nhà.

Phụ nữ bị đau răng khi mang bầu do nướu trở nên nhạy cảm khi nội tiết tố bị “xáo trộn”. Đây cũng là một thời gian khó khăn với mẹ bầu. Những bệnh về răng miệng cũng trở nên nhạy cảm, nếu không xử lý tốt cũng có thể dẫn đến di truyền cho con cái.

Phụ nữ mang bầu bị đau răng có thể xử lý những cơn đau nhẹ tại nhà
Phụ nữ mang bầu bị đau răng có thể xử lý những cơn đau nhẹ tại nhà

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau răng khi mang bầu

Bà bầu khi mang thai bị mất cân bằng nội tiết tố hoặc nhu cầu canxi của em bé nên có thể dẫn đến đau răng. Ngoài ra, bà bầu bị đau răng còn có thể là do:

Axit từ dạ dày trào ngược lên mỗi lần ốm nghén làm cho răng dễ dàng bị ê buốt, sâu răng.

Chế độ ăn uống trải qua những thay đổi thất thường như tăng lượng sữa, đường trong thực phần. Điều đó cũng làm làm tăng nguy cơ khiến bạn đau răng khi mang thai.

Trong quãng thời gian bầu bí, nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng lên, thai nhi trong bụng cũng cần khoáng chất này để phát triển. Do vậy, nếu không bổ sung đủ lượng canxi trong thai kỳ sẽ dẫn đến việc khử khoáng trên men răng, từ đó khiến bà bầu bị đau răng.

Giai đoạn thai nhi lớn lên trong bụng dễ làm cho nướu và răng trở nên nhạy cảm. Nếu bạn đánh răng không đúng cách như chải quá mạnh, ít chải răng hoặc chỉ súc miệng qua loa thì sẽ dễ bị đau răng khi mang thai.

Ngoài ra 1 nguyên nhân nguy hiểm hơn đó là bạn mọc răng khôn trong giai đoạn thai kỳ. Bệnh lý do răng khôn tạo ra tiềm tàng nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu, vì vậy, bạn cần tới nha khoa để chuyên gia xử lý.

Đặc biệt lưu ý

Cần đặc biệt lưu ý trong giai đoạn mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến em bé. Tuyệt đối tránh xa tia X-quang.

Với những trường hợp lấy tủy răng thì tốt nhất nên tới các nha khoa uy tín để được tư vấn chính xác.

Không nên tự ý uống thuốc giảm đau răng khi chưa có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Áp dụng cách chữa đau răng tại nhà

Những cách này chỉ làm giảm đau răng và dành cho những tình trạng răng không quá nặng và phức tạp. Nếu bạn mắc các bệnh răng miệng phức tạp, quá đau đớn hay liên quan răng khôn, hãy trực tiếp đến bệnh viện để được chỉ dẫn, xử lý an toàn.

Nước muối ấm: Phụ nữ có thai nên chải sạch răng sau đó súc miệng lại với hỗn hợp nước muối ấm, ngậm khoảng 30 giây. Muối giúp khử trùng, có thể dứt cơn đau tạm thời.

Tỏi tươi: Đây là cách chữa sâu răng mà dân gian thường sử dụng rất hiệu quả. Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên có khả năng giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dùng vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ đau khoảng 10 phút bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

Lá lốt: Lá và thân cây có chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rể chứa benzylacetat có tính kháng khuẩn rất tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có tác dụng hạ khí giảm đau. Lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liền 3-4 ngày.

Chườm đá lạnh: Nước đá có tác dụng giảm bớt cơn đau, là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm đau.

Gừng: Gừng có tính kháng viêm, bạn có thể dùng rễ hoặc củ giã nát rồi bôi lên chỗ đau. Làm vài lần như thế bạn sẽ thấy cơn đau giảm hẳn.

Để có sức khỏe răng miệng tốt trong thời kỳ mang thai, tránh ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ nên biết cách giữ gìn và chăm sóc răng một cách tốt nhất. Nếu những phụ nữ có ý định mang thai thì nên đi khám răng định kỳ để lấy sạch vôi răng, chữa dứt điểm các bệnh lý răng miệng khác nếu có.

 

 

 

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801