Bị nhiệt miệng nên làm gì? Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là gì? Triệu chứng của nhiệt miệng.
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông, hình tròn hoặc bầu dục màu trắng hay vàng. Nó phát triển ở những mô mềm ở vùng (lưỡi, lợi, mặt trong của môi hoặc má). Những vết này còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer). Khi bị nhiệt miệng sẽ có cảm giác đau rát khi ăn uống và nói chuyện. Ngoài ra, bệnh này còn gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, theo quan điểm dân gian là do bị nóng trong hoặc ăn đồ nóng quá nhiều. Tuy nhiên, theo y học hiện đại hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng.
Chúng ta chỉ có thể xác định được 1 số các yếu tố liên quan đến vết loét nhiệt miệng bao gồm:
– Môi trường (Virus và vi khuẩn)
– Chế độ dinh dưỡng , thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic hoặc dị ứng với thực phẩm như cà phê, sô cô la, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi
– Sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng khi tổn thương miệng.
– Hệ thống miễn dịch suy yếu
– Stress
– Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt)
Các triệu chứng khi bị nhiệt miệng
Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.
Biểu hiện tại chỗ: thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.
Bị nhiệt miệng nên làm gì và không nên làm gì?
Những việc không nên làm
Nhiệt miệng đa số tự lành trong vòng 10-14 ngày nhưng việc chịu đựng cảm giác đau đớn trong suốt thời gian này là một trải nghiệm không dễ dàng vượt qua. Vì thế để vết loét nhanh lành cần nắm vững các nguyên tắc:
– Tránh bóp hoặc nặn các vết mụn nước.
– Tránh các thực phẩm có axit vì chất axit citric sẽ khiến vết nhiệt miệng đau mà nặng hơn.
– Tránh ăn các món ăn cay, chua, nóng vì sẽ làm vết loét bị kích thích đau đớn hơn.
– Tránh uống cà phê, vì nó có chứa chất axit salicylic sẽ gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, tác động lên vết nhiệt miệng.
– Tránh các loại nước ngọt chứa nhiều siro ngô và axit photphoric dễ gây viêm nhiễm và lở loét, từ đó khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
– Tránh dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh.
Những việc nên làm
Điều trị nhiệt miệng chủ yếu là giảm đau vì đây là triệu chứng nổi bật nhất. Để xoa dịu các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra, các thuốc dạng gel bôi tại chỗ rất hiệu quả, thuốc chứa thành phần chính là lindocaine giúp giảm đau nhanh và dịch chiết xuất từ hoa cúc giúp kháng viêm, tăng tốc độ lành vết loét. Thoa thuốc nhẹ nhàng vào ngay vết loét, vì ở dạng gel nên thuốc bám tốt vào niêm mạc miệng và sử dụng an toàn với đối tượng nhạy cảm là trẻ em và người lớn tuổi vì chiết xuất từ thiên nhiên.
Bên cạnh đó, khi bị nhiệt miệng cần lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhiều trường hợp vì tâm lý sợ đau nên hạn chế súc miệng, đánh răng, chính điều này làm cho tình trạng các vết loét nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Cần đánh răng bằng bàn chải loại mềm, chải nhẹ nhàng tránh gây chấn thương niêm mạc và súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm, pha loãng, 3 lần/ngày, mỗi lần 10 giây.
Song song đó, cần thực hiện chế độ luyện tập thể thao đều đặn, hợp lý, cân bằng nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng. Nhất là chế độ dinh dưỡng cần được chú trọng, bổ sung rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày, uống nhiều nước.