Hàn răng sứt mẻ có bền không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi đang tìm phương pháp tốt nhất để phục hình tình trạng răng của mình. Vậy phương pháp này có hiệu quả, quy trinh diễn ra như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.
Hàn răng sứt mẻ là phương pháp như thế nào?
Hàn răng sứt mẻ là kỹ thuật sử dụng chất liệu Nha khoa chuyên dụng và chất keo dính đặc biệt để lấp đầy phần răng bị khuyết thiếu nhằm khắc phục tính thẩm mỹ cho răng bị sứt mẻ. Trám răng cửa được chỉ định trong nhiều trường hợp như sâu răng, sứt mẻ, mòn cổ răng, xỉn màu…
Khi hàn trám răng bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám nha khoa để tạo hình, lấp đầy khoảng trống của răng sứt mẻ giúp chúng trở về trạng thái ban đầu. Các trường hợp răng có thể hàn trám:
Bị sứt răng hoặc vỡ nhỏ chưa ảnh hưởng đến ngà cũng như tủy răng
Răng bị thưa, hở kẽ nhỏ hàn trám giúp cho răng có độ thẩm mỹ cao hơn
Răng bị mòn men răng giúp cho răng chắc khỏe, không bị hỏng răng
Hỗ trợ sau khi điều trị tủy, lỗ sâu việc này giúp cho vi khuẩn không thể làm viêm tủy và ngăn ngừa sâu răng phát triển.
Nguyên nhân răng sứt mẻ
Có nhiều nguyên nhân gây sứt mẻ răng nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động ngoại lực vào răng như:
Bị tai nạn khiến răng bị mẻ, gây cảm giác đau nhức kèm theo ê buốt khó chịu.
Cắn phải những vật cứng như nắp chai, đũa, đá,…
Có bệnh lý về răng miệng trước đó
Cơ thể thiếu khoáng chất: Răng bị thiếu canxi, flour, khoáng chất dễ có nguy cơ cao bị vỡ, mẻ răng hơn khi nhai.
Bị sâu răng cũng là nguyên nhân khiến cho răng bị mẻ, vỡ răng, gây cảm giác nhức buốt, khó chịu.
Nguyên nhân khác gây sứt mẻ răng:
Ăn nhiều đồ ngọt có hàm lượng đường cao, ăn thực phẩm chứa thành phần axit nhiều như cam, bưởi, chanh, nước ngọt có gas,… làm bào mòn, gây hại dễ bị mẻ răng.
Nghiến răng: Khi nghiến răng, 2 hàm răng siết chặt và mạnh sẽ làm men răng bị mòn, răng yếu hơn.
Quy trình hàn trám răng
Quy trình thực hiện hàm trám răng sứt mẻ diễn ra nhanh chóng, an toàn. Nếu được thực hiện tại Nha khoa Gia Đình, bạn sẽ được các bác sĩ có tay nghề cao điều trị bằng kỹ thuật tiên tiến nhất. Quy trình gồm 6 bước:
Bước 1: Thăm khám, xác định tình trạng sứt mẻ răng và đưa ra giải pháp tốt nhất.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh răng miệng, sát khuẩn và gây tê cục bộ ở vị trí cần trám.
Bước 3: Môi và nướu sẽ được cách ly khỏi răng trám bằng đê cao su để bảo vệ an toàn, đồng thời tránh nước bọt tiếp xúc vào vết trám sẽ không hiệu quả.
Bước 4: Thực hiện xịt khô chỗ trám, quét keo, làm khô và trám từng lớp mỏng vật liệu bít trám lên răng.
Bước 5: Chỉnh sửa, tạo hình miếng trám cho hoàn thiện, vừa khít và giống như răng thật.
Bước 6: Cuối cùng, bác sĩ sẽ làm sạch bề mặt răng và đánh bóng miếng trám cho hoàn hảo, trắng sáng.
Hàn răng sứt mẻ có bền không?
Chất liệu hàn trám răng mà các nha khoa dùng hiện nay là Amalgam và Composite. Chúng được chứng minh có độ bền cao trong môi trường khoang miệng.
Vì vậy bạn không cần lo về việc hàn răng sứt có bền không. Việc hàn trám này có thể kéo dài 2 – 3 năm nếu bạn được hàn răng cửa bằng chất liệu tốt, bác sĩ có tay nghề. Tuy nhiên để kéo dài được tuổi thọ của miếng trám bạn cũng cần chú ý đến cách chăm sóc răng miệng sau khi hàn trám.
Sau khi hàn răng sứt bạn cần chú ý chế độ ăn uống, không nên ăn đồ ăn quá nóng, hoặc quá lạnh, vì nó có thể làm cho miếng trám bị co dãn đột ngột, dẫn đến tình trạng rò rỉ miếng trám. Cùng với đó là không nên ăn đồ quá cứng, dính và có màu sậm, nó sẽ khiến bạn làm bong tróc, đổi màu miếng trám. Nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn xong.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ khắc phục được tình trạng răng sứt tạm thời chứ không đảm bảo được độ bền cũng như thời gian sử dụng lâu dài nhất cho khách hàng.
Để răng có độ bền lâu hơn, ăn nhai dễ dàng hơn thì hiện nay nhiều người thường lựa chọn thẩm mỹ răng sứ để phục hình lại răng sứt mẻ. Có 2 phương pháp là dán sứ Veneer và bọc răng sứ. Các phương pháp này giúp răng được phục hình hoàn hảo, độ bền răng gấp nhiều lần răng thật. Chính vì vậy bạn không phải lo vể tuổi thọ răng, cũng như độ thẩm mỹ.
Tuy nhiên, để xem răng sứt mẻ của bạn thích hợp sử dụng phương pháp nào, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất.