1. Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt
– Ê buốt răng là một bệnh lý phổ biến, nguyên nhân là vì men răng bị mòn, phần ngà răng sẽ bị lộ ra do bị tụt nướu hoặc liên quan đến nha chu.
– Ngà răng là phần nằm bên trong của răng được bao quanh bởi các dây thần kinh và được bảo vệ bởi men răng. Nếu lớp men răng này bị mất, đặc biệt là ở phần đường viền lợi hoặc cổ răng thì các ống thần kinh sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nhiệt độ của thời tiết, các loại nước uống làm kích thích các dây thần kinh dẫn tới tình trạng ê buốt răng.
– Và nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm rất đa dạng và phổ biến:
+ Chải răng không đúng cách, dùng bàn chải và kem đánh răng không chuẩn làm bề mặt men răng bị mài và lộ ngà răng
+ Tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit như đồ ngọt, bánh kẹo, đường sữa, nước có ga…gây ra mòn và phân hủy bề mặt răng và lộ ngà
+ Bị viêm nướu làm tụt nướu lộ cổ răng
+ Sâu răng đặc biệt là sâu chân răng
+ Răng bị vỡ, nứt làm lộ tủy răng
+ Tuổi tác
+ Lạm dụng nước súc miệng
+ Bị chứng nghiến răng khi ngủ gây ra mòn răng
2. Một số mẹo hay giúp bạn cải thiện tình trạng răng nhạy cảm.
2.1. Dùng những nguyên liệu tự nhiên: lá trà xanh, tỏi.
Lá trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Bạn có thể nhai một vài lá trà xanh trong 5 phút sau đó súc miệng lại, thực hiện ba lần một ngày triệu chứng ê buốt răng sẽ giảm đáng kể.
Cũng như trà xanh, tỏi chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay…Tỏi sống thái lát để ngoài 5 phút, sau đó chà xát vào răng trong 3 phút, thực hiện đều đặn 3 lần một ngày có thể giảm ê buốt răng.
2.2. Chải răng đúng cách, dùng bàn chải có chỉ tơ mềm
Nếu nguyên nhân răng bị ê buốt do chải răng sai cách, bạn cần khắc phục ngay. Hãy sử dụng bàn chải mềm, và để chải răng đúng, hãy dùng những động tác ngắn, nhẹ nhàng, chú ý đến đường viền nướu, chải sạch những răng trong cùng, và những vùng xung quanh phần trám, thân răng và vùng phục hồi khác.
2.4. Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối có tính sát khuẩn và giúp giảm ê buốt răng tạm thời. Hãy súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng lúc thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
2.5. Dùng kem đánh răng
Dùng kem đánh răng có thành phần chống nhạy cảm như flouride có thể làm dịu đi các triệu chứng của răng nhạy cảm. Chúng khóa các ống thần kinh ngà răng, khiến các dây thần kinh không bị kích thích. Cho một ít kem đánh răng lên ngón tay sau đó mát xa trực tiếp lên vị trí răng bị buốt có thể giúp bạn giảm triệu chứng của răng nhạy cảm.
2.6. Thay đổi thói quen ăn uống
Hạn chế ăn đồ chứa nhiều đường. Không được ăn đồ nóng quá hoặc lạnh quá, đồ cay, mặn vì sẽ làm tình trạng ê buốt tăng lên. Tránh xa đồ uống chứa nhiều axit: nước có ga, chanh…Nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng.
Nguồn chất xơ tốt là các loại hoa quả khô như chà là, nho khô, quả vả, và các loại hoa qua tươi như chuối và táo, các loại rau như các loại đậu, cải bắp, đậu Hà Lan, đậu phộng, quả hạnh nhân. Trong trường hợp bạn không thẻ đánh răng nhiều lần trong ngày, ăn một trái táo là gợi ý đơn giản nhất cho bạn.
2.7. Tăng cường canxi
Canxi là thành phần không thể thiếu trong việc chống lại các vấn đề về răng. Các thức ăn từ bơ sữa là nguồn canxi lý tưởng, với các lựa chọn như sữa, sữa chua và phomat. Nếu bạn lo lắng về cân nặng và lượng cholesterol, có thể lựa chọn sữa không béo hoặc sữa chua ít béo. Một lựa chọn khác nữa là các loại rau có lá như rau bông cải xanh, cá, quả hạnh nhân, hạt Brazil và các loại đậu khô.
2.8. Phương pháp khác
Các mẹo trên chỉ giúp cải thiện tình trạng nếu thực hiện chuẩn trong thời gian dài. Tuy nhiên, răng ê buốt do bị sâu răng, bị vỡ, nứt hay viêm nhiễm tủy. Bạn cần phải đi khám và chữa trị kịp thời.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sỹ sẽ khuyên bạn nên điều trị tủy khi bị viêm tủy hay bọc răng sứ khi răng bị vỡ, nứt và trám răng, trồng răng khi răng bị sâu… Có thể sử dụng loại gel chứa flouride đặc biệt, súc miệng hoặc thoa lên vùng bị tác động để kiểm tra các triệu chứng. Nếu không có tác dụng, nha sĩ có thể hàn hoặc phủ một lớp chất gắn quanh vùng cổ răng để bao bọc lại ngà răng.