Nguyên nhân gây mất răng ở người lớn

Nhiều bạn còn trẻ nhưng lại đã có hiện tượng răng lung lay, mất răng. Vậy mất răng ở người lớn có phải chỉ do yếu tố tuổi tác không? Hãy tìm hiểu những nguyên nhân này để bảo vệ răng miệng của bạn được chắc khỏe nhé!

Mất 1 răng dẫn đến các răng khác cũng bị ảnh hưởng
Mất 1 răng dẫn đến các răng khác cũng bị ảnh hưởng

Mất răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai. Không chỉ vậy, mất 1 chiếc răng còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm, khiến các răng bên cạnh lung lay, có nguy cơ mất theo. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến thường hay gặp:

Do các bệnh răng miệng

Bệnh lý răng miệng bao gồm như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng và đặc biệt là bệnh viêm nha. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng răng lung lay và mất răng ở người trưởng thành. Khi răng bị nhiễm trùng thì các phần quanh chân răng sẽ bị phá hủy, ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ hàng ngày của hàm răng. Khi tình trạng nhiễm trùng càng trở nên nghiêm trọng, sự hỗ trợ của xương càng trở nên yếu kém hơn.

 Viêm nướu có thể gây ra hiện tượng mất răng hàng loạt
Viêm nướu có thể gây ra hiện tượng mất răng hàng loạt

Nếu bạn đang bị tụt lợi, đau nhức, chảy máu chân răng, hôi miệng, tích tụ cao răng thì nên tới các cơ sở nha khoa để được thăm khám kịp thời. Bởi các triệu chứng ban đầu bạn không thể phát hiện ra xương răng bạn đang bị tổn thương cho đến khi chụp X- quang. Nha sĩ cũng có thể cho bạn biết có các vùng bị viêm xung quanh răng, khi các vùng mô bị bong ra. Trong các trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra lung lay răng và rụng răng.

Tai nạn, chấn thương

Các tác động lực mạnh đến răng đều làm cho răng bị ảnh hưởng trực tiếp. Có thể lung lay hoặc trực tiếp gẫy rụng luôn. Các trường hợp lực mạnh tác động thường là chấn thương do tai nạn, hoạt động thể thao hay các hoạt động mạnh khác.

Vậy nên khi chơi các môn thể thao nên lưu ý sử dụng các dụng cụ bảo hộ theo quy định. Tránh các hoạt động mạnh tác động trực tiếp đến răng miệng.

Do tuổi tác

Mất răng thường thấy nhất ở người già. Khi tuổi ngày càng cao thì lợi và chân răng cũng bắt đầu yếu dần, không còn khả năng nâng đỡ khiến răng bị gãy rụng. Ngoài ra, mọi người dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.

Thường xuyên hút thuốc lá

Người hút thuốc thường xuyên thì răng sẽ yếu hơn những người bình thường khác. Không chỉ làm nhiễm màu răng mà thuốc lá còn làm hỏng men răng. Những người sử dụng thuốc lá thường sẽ thấy đường viền nướu bị tụt xuống nơi họ ngậm thuốc lá. Chân răng có thể dần dần lộ ra ngoài. Đối với những người hút thuốc, các sản phẩm thuốc lá thường che đậy các triệu chứng bệnh nướu răng điển hình, cho phép tình trạng nhiễm trùng nha chu trở nên trầm trọng hơn.

Mất răng do hút thuốc
Mất răng do hút thuốc

Thay đổi hormone nữ trong thời kỳ mang thai

Điều này có thể bắt nguồn từ lượng axit bổ sung do buồn nôn / nôn hoặc thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc thói quen vệ sinh của họ. Tuy nhiên, răng lung lay khi mang thai không phải là một triệu chứng thai kỳ bình thường hoặc khỏe mạnh. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể có nghĩa là bạn có nhiều nguy cơ về sức khỏe sinh sản.

Thói quen nghiến răng

Nghiến răng (chứng nghiến răng) tạo ra áp lực nghiêm trọng lên răng và các dây chằng nha chu nhỏ xung quanh chân răng.  Nó làm răng bị mòn dần, sứt mẻ. Việc ép, đẩy và căng liên tục có thể dẫn đến dây chằng bị bầm tím và đau. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn thậm chí có thể nhận thấy một chút dịch chuyển của răng khi bạn cắn xuống để ăn thứ gì đó.

Ăn quá nhiều đồ ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Nó tạo ra nhiều mảng bám dễ dàng bị các vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, hãy hạn chế ăn đồ ngọt hoặc thường xuyên vệ sinh răng miệng.
Nếu bạn có những thắc gì về sức khỏe răng miệng hãy liên hệ Fanpage của Nha khoa Gia Đình hoặc liên hệ Hotline 1900 0058 để được tư vấn kịp thời.

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801