Lấy cao răng sai kỹ thuật cũng mang đến những ảnh không nhỏ đến hàm răng. Đó chính là lý do bạn cần lưu ý khi chọn nha khoa để thực hiện những kỹ thuật nha khoa chuyên nghiệp.
Lợi ích của việc lấy cao răng
Lấy cao không hề có hại cho răng mà còn là phương pháp cần thiết giúp làm sạch răng miệng. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, chúng ta nên đi lấy cao răng 3 – 6 tháng 1 lần.
Một số lợi ích cụ thể khi lấy cao răng bao gồm:
Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng
Viêm lợi, sâu răng, tụt lợi, viêm nha chu… có thể nói là những bệnh lý răng miệng điển hình do nguyên nhân chủ yếu là cao răng gây ra. Do đó, nếu như bạn lấy cao răng định kỳ sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển và gây bệnh
Giảm mùi hôi miệng
Vi khuẩn cư trú ở cao răng khi kết hợp với cặn bã thức ăn sẽ sản sinh ra các sản phẩm phụ. Chính điều này gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi tanh hoặc là mùi khó chịu. Do đó, việc lấy cao răng sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này cũng như khiến cho hơi thở có mùi thơm mát
Ngăn ngừa bệnh sâu răng
Trong quá trình vệ sinh răng, mảng bám răng sẽ được loại bỏ. Nếu như mảng bám tích tụ quá lâu, nó có thể cứng lại, từ đó hình thành cao răng và sẽ gây sâu răng. Vi khuẩn ở trong mảng bám tạo ra axit ăn mòn men răng, cuối cùng có thể dẫn đến sâu răng nếu như không được loại bỏ.
Thông thường, bệnh nướu răng là do sự tích tụ của các loại mảng bám tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây nhiễm sang nướu hoặc là dưới đường viền nướu. Trong quá trình vệ sinh răng, nha sĩ sẽ loại bỏ các mảng bám để giảm nguy cơ bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc là các bệnh về nướu răng.
Cải thiện sức khỏe
Những bệnh lý như nhiễm trùng nướu hay sâu răng nếu không được điều trị có thể dẫn tới mất răng, ngoài ra bệnh nướu răng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh phổi mãn tính như hen suyễn. Đặc biệt, ở trong giai đoạn thai kỳ, nếu như không điều trị có thể dẫn tới chuyển dạ sớm.
Nếu như bạn có quá nhiều cao răng thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải bệnh nướu răng, do đó lúc này nha sĩ có thể đề nghị bạn làm sạch sâu bao gồm lấy cao răng.
Những tác hại khi lấy cao răng sai kỹ thuật
Nếu là một bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tay nghề vững vàng thì gần như tỷ lệ khiến khách hàng gặp tác hại khi cạo vôi răng là rất thấp.
Nhưng nếu là bác sĩ tập sự, mới vào nghề thì sẽ rất dễ điều khiển máy lấy cao răng đi sai hướng, từ đó dễ làm tổn thương nướu lợi hoặc men răng của khách hàng.
Dưới đây là một số biến chứng, tác hại phổ biến nhất nếu lấy vôi răng sai kỹ thuật.
Tổn thương mô mềm
Do vôi răng tập trung chủ yếu ở khu vực sát đường viền nướu, vì vậy nếu di chuyển máy cạo vôi răng không cẩn thận sẽ dễ khiến nướu bị tổn thương sau khi cạo cao răng.
Khi nướu bị tổn thương sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu & đau nhức. Dù chỉ sau đó vài ngày thì vết thương sẽ lành lại, thế nhưng khách hàng sẽ cảm thấy việc cạo vôi răng là nguy hiểm & không có lợi
Bào mòn men răng
Lấy cao răng có làm mòn răng không? Do lớp cao răng tương đối thường bám rất sát vào lớp men răng. Do vậy nếu bác sĩ di máy cạo vôi răng quá sát hoặc đặt tần số rung quá cao cũng có thể làm ảnh hưởng tới men răng.
Tuy nhiên men răng bị ảnh hưởng khi cạo vôi răng thường rất hi hữu. Bởi vốn dĩ tần số rung của máy lấy cao răng không đủ sức để tác động tới men răng. Chỉ trong trường hợp bác sĩ làm quá ẩu thì mới xảy ra vấn đề.
Ngoài ra nếu trong 1 khoảng thời gian ngắn, việc đi lấy cao răng nhiều lần cũng có thể gây hại cho men răng.
Nhiễm trùng
Quy trình lấy cao răng không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Hoặc nguy hiểm hơn là bị lây nhiễm bệnh lý của những khách hàng trước.
Khi thực hiện lấy cao răng mà cần rạch nướu thì khả năng rất cao bạn có thể bị nhiễm trùng máu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe hãy lựa chọn nha khoa uy tín, có công nghệ, trang thiết bị hiện đại. bạn nên tìm hiểu kỹ bác sĩ của nha khoa trước khi thực hiện tahwm khám, lấy cao răng.