Súc miệng nước muối cần thiết như thế nào đối với sức khỏe

Súc miệng nước muối hàng ngày giúp bảo vệ vùng hầu họng và có thể tránh được virus Corona xâm nhập. Tuy nhiên, phải sử dụng nước muối đúng cách, nếu không lợi thì ít, hại thì nhiều.

suc mieng bang nuoc muoi chua viem hong

Tác dụng khi súc miệng nước muối hàng ngày

Súc miệng nước muối là một biện pháp phòng ngừa các về hô hấp răng miệng hiệu quả mà ít tốn chi phí, đơn giản, an toàn với mọi lứa tuổi.

Phương pháp này có hiệu quả với một số trường hợp như:

Bệnh đau họng

Súc miệng bằng dung dịch muối có thể có hiệu quả điều trị đau họng nhẹ, giảm khô, rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng, đặc biệt ở những người trải qua hóa trị hoặc xạ trị.

Tình trạng loét miệng

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét do tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến miệng của dung dịch muối.

Dị ứng

Nước muối không thể chữa khỏi những triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, nó có tác dụng làm giảm khó chịu ở cổ họng.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Dung dịch muối có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường, cúm, bạch cầu đơn nhân và viêm xoang. Ví dụ, một nghiên cứu từ năm 2013 có sự tham gia của 339 người tham gia cho thấy những người súc miệng bằng nước muối ít có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Với sức khỏe răng miệng

Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, ngăn chặn hình thành vi khuẩn. Từ đó làm sạch mảng bám, cao răng, tránh được sâu răng.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên mọi người nên súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa, có thể giúp giữ cho vùng tổn thương sau thủ thuật sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Phòng ngừa Covid -19

WHO và các bác sĩ khuyến nghị sử dụng trong nước súc miệng thường xuyên để diệt vi rút. Nên sử dụng nước muối sinh lý, tốt nhất với dung dịch Chlorhexidine gluconate.

Khi súc miệng, nên súc sâu xuống cổ họng mà bạn có thể chịu đựng được.

Nên sửa dụng súc miệng bằng dung dịch Nacl (nước muối sinh lý)
Nên sửa dụng súc miệng bằng dung dịch Nacl (nước muối sinh lý)

– Mỗi lần súc họng chỉ cần 5ml dung dịch. Càng nhiều thì sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng họng.

– Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay sau khi ra ngoài về hoặc ngay sau khi tiếp xúc gần với người khác.

Nhưng lưu ý cần biết khi súc miệng nước muối

Để có hiệu quả tối đa, nên súc miệng bằng NaCl một hoặc hai lần một ngày. Những người làm các phẫu thuật nha khoa có thể sử dụng dung dịch nước muối để súc miệng. Tuy nhiên, trong vài ngày đầu tiên, nên súc miệng rất nhẹ nhàng để ngăn ngừa vảy bong ra và làm theo hướng dẫn từ chuyên gia nha khoa của họ.

Rủi ro và cân nhắc

Súc miệng bằng nước muối được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, một số người nên cân nhắc sử dụng:

– Những người bị tăng huyết áp hoặc có các bệnh lý khác (thận…) cần hạn chế lượng natri nên tư vấn bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi súc miệng.

– Những người không thích hương vị của dung dịch nước mặn có thể thử thêm mật ong hoặc tỏi để giúp cải thiện hương vị.

Đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn: Hạt muối có thể mài mòn răng và nướu, việc muối không hòa tan sẽ khiến cho lớp phủ của răng bị hư hại.

Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp: Tỷ lệ muối phù hợp sẽ giúp việc hòa tan tốt hơn, và súc miệng sẽ không có cảm giác buồn nôn, tránh gây kích ứng

Không uống nước muối: Uống nước muối quá mặn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gia tăng các bệnh như: Tăng huyết áp, các bệnh thận,…

Không súc miệng dung dịch muối quá nhiều: Lượng natri có thể làm hư hại lớp men răng và dẫn tới mòn men răng. Do đó, chỉ nên súc miệng nước muối từ 3-4 lần/ tuần.

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801