Bệnh hôi miệng gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống khiến người bệnh có những mặc cảm khi giao tiếp. Đây là căn bệnh không nguy hại trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra vấn đề tâm lý cho người mắc phải.
Vậy hôi miệng là gì? Hôi miệng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày? Điều trị căn bệnh này như thế nào? Bác sĩ Nguyễn Việt Tuyến, giám đốc chuyên môn hệ thống Nha khoa Gia Đình sẽ có những tư vấn giúp bạn hiểu sâu hơn về căn bệnh hôi miệng này.
Nguyên nhân của bệnh hôi miệng
Giao tiếp tự ti, bị bạn bè trêu đùa, tình cảm lạnh nhạt, tình duyên lận đận tất cả đều đến từ nguyên nhân hôi miệng.
Theo bác sĩ Tuyến, bệnh hôi miệng là một căn bệnh khi chúng ta thở ra hay khi nói chuyện, hơi thở có mùi khó chịu, nặng mùi. Nó làm cho người xung quang, người đối diện có cảm giác khó chịu và xa lánh.
Theo 90% thống kê, hôi miệng đến từ trong khoang miệng, chủ yếu là liên quan đến vấn đề răng hàm mặt. 10% còn lại liên quan đến các bệnh lý khác như tiểu đường, thận, gan,…hay một số chế độ ăn kiêng cực đoan, không dùng tinh bột. Các thuốc trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu làm cho giảm tiết nước bọt, khô miệng dẫn đến hôi miệng.
Nguyên nhân từ trong khoang miệng
Là một bác sĩ nha khoa, bác sị Việt Tuyến đã có những chia sẻ chi tiết về nguyên nhân hôi miệng đến từ răng miệng. Nguyên nhân này chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Khi bạn vệ sinh răng miệng kém, những mảnh vụn thức ăn còn lắng đọng lại trong khoang miệng, là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, vi khuẩn phân hủy thức ăn, tạo những hợp chất sunfua, tạo ra mùi khó chịu, mùi hôi.
Hơn nữa, khi vệ sinh răng miệng không đúng cách kéo dài lâu ngày, cặn thức ăn kết hợp xác vi khuẩn rồi với hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt tạo thành hiện tượng vôi hóa, hình thành cao răng. Cao răng phát triển nhiều và lâu sẽ gây ra viêm lợi, viêm nha chu, tiết ra dịch rỉ viêm, chảy máu. Chính máu đó ngấm vào cao răng, biến màu cao răng chuyển sang màu nâu đỏ, gọi là cao răng huyết thanh. Nó làm tăng mức độ hôi miệng, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển, là một trong những nhân tố lên men đường trong thức ăn, tạo môi trường axit, làm xói mòn men răng, sâu răng. Tiếp tục dẫn đến hôi miệng.
Vi khuẩn nhiều cũng kích thích nên mô nướu, làm tổn hại mô nướu, cũng khiến cho hơi thở của chúng ta có mùi khó chịu.
Một số nguyên nhân khác như bọc răng sứ sai cách, không đảm bảo chất lượng,…
Giải quyết vấn đề hôi miệng
Theo tư vấn của bác sĩ Nguyễn Việt Tuyến, khi bị hôi miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ để loại trừ tất cả những nguyên nhân gây hôi miệng. Khi đã loại bỏ được nguyên nhân gây hôi miệng, bạn phải có một quy trình chăm sóc răng miệng để khoang miệng luôn luôn sạch sẽ. Chỉ dẫn 6 bước làm sạch răng miệng sau ăn:
Bước 1: Súc miệng nước muối. Nước muối có vai trò tạo nên Ph kiềm trong môi trường miệng, trung hòa axit , để khi đánh răng không tổn hại men răng.
Bước 2: Nạo lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng.
Bước 3: Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy cặn thức ăn.
Bước 4: Đánh răng theo đúng kỹ thuật.
Bước 5: Làm sạch răng bằng máy tăm nước
Bước 6: Lúc miệng nuốc muối lần nữa để bảo vệ mô nướu.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Việt Tuyến về bệnh hôi miệng. Nếu bạn đang gặp tình trạng hôi miệng nên sớm điều trị kịp thời, không nên coi đó là điều trị chỉ mang tính thẩm mỹ. Những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn và đưa ra những giải pháp của căn bệnh này cho mình.