Cách điều trị bệnh mòn chân răng ở trẻ em

Mòn chân răng ở trẻ em có nghiêm trọng không? Cách điều trị bệnh mòn chân răng cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý.

Dấu hiệu bệnh mòn chân răng ở trẻ em

Mòn chân răng không chỉ xảy ra đối với người lớn mà còn ở trẻ nhỏ khi răng sữa còn yếu. Dấu hiệu nhận biết bệnh mòn chân răng ở trẻ em (sún răng) đó là hiện tượng men răng bị mài mòn dần mủn và tiêu đi.

Răng sữa bị mòn
Răng sữa bị mòn

Bệnh lý này các phụ huynh không nên coi thường. Mặc dù chỉ là răng sữa nhưng mòn men răng sẽ rất có thể bị rụng sớm. Từ đó dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Hoặc khi răng rụng nhanh, răng mới chưa kịp mọc, khoảng trống mất đó làm cho răng mới sau này bị mọc lệch. Nếu nặng hơn còn gây đến bệnh như viêm lợi, hỏng tủy.

Bên cạnh đó, răng sữa bị mòn làm trẻ khi nhai thức ăn bị ê buốt và đau nhức. Việc hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân dẫn đến mòn chân răng ở trẻ

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng ăn mòn răng. Nếu như ở người lớn mòn men răng chủ yếu do vệ sinh và ăn nhai thì ở trẻ em bao gồm những nguyên nhân sau:

Răng sữa nên lớp men và ngà răng còn mỏng

Răng sữa bắt đầu mọc có lớp ngà và men mỏng, không được khỏe như răng trưởng thành. Chính vì vậy vi khuẩn và axit trong thức ăn thừa mới dễ tấn công gây mòn chân răng. Ngoài ra trẻ có thói quen nghiến răng khi ngủ. Men răng yếu nên sự ma sát bề mặt răng cũng là nguyên nhân gây mòn răng.

Quá nhiều đường và tinh bột trong khẩu phần ăn của bé

Theo bác sĩ, các thực phẩm có chứa đường như kẹo, nước ngọt, tinh bột,… có tác động trong quá trình mài mòn răng của trẻ. Nếu trẻ ăn nhiều những thực phảm này sẽ làm cho tốc độ mòn răng trở nên nhanh hơn.

Quá trình vệ sinh và chăm sóc răng miệng chưa kỹ càng

Trẻ em khi mới mọc răng các phụ huynh thường không chú trọng vệ sinh. Khi trẻ lớn hơn có thể tự đánh răng, vì bản tính ham chơi nên việc vệ sinh này không được làm kỹ hoặc chưa đúng cách. nhập và phát triển. Răng không được làm sạch tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công hoặc các chất axit của thức ăn vẫn còn tồn tại gây ra bệnh.

Dù là răng sữa nhưng cũng cần vệ sinh đầy đủ
Dù là răng sữa nhưng cũng cần vệ sinh đầy đủ

Thiếu hụt canxi và fluor trong bữa ăn

Canxi và fluor là 2 thành phần dưỡng chất cực kỳ quan giúp răng chắc khỏe. Nếu thiếu 2 chất này sẽ dẫn đến tình trạng răng yếu dễ vỡ hoặc bị tác động ăn mòn nhiều hơn.

Do di truyền

Đây chỉ là một nguyên nhân hy hữu ít gặp phải. Nếu cha mẹ, ông bà bị tình trạng răng yếu, dễ bị ăn mòn và mỏng thì trẻ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng từ thế hệ trước.

Cách xử lý của phụ huynh khi trẻ bị mòn răng

Điều trị tình trạng mòn răng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhân gây mòn răng, loại mòn răng và mức độ mòn răng thì sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ có thể cải thiện hoặc phòng tránh mòn chân răng tại nhà. Nếu muốn phục hồi, đảm bảo sức khỏe răng cho bé thì phải ra nha khoa khám kỹ càng và điều trị.

cach phong ngua benh ve chan rang cua tre em

Các biện pháp phục hồi men răng cho trẻ được bác sĩ áp dụng phổ biến bao gồm tái khoáng mô răng bị mòn hoặc hàn trám răng.

Phương pháp trám răng có thể được làm từ âmlgam hoặc composite, có màu gần giống màu răng tự nhiên, làm đầy các lỗ hổng, tăng cường sức khỏe răng miệng. Cả 2 phương pháp đều rất nhẹ nhàng và dễ phục hồi nên các phụ huynh không cần lo sợ răng bé sẽ bị đau hay khó chịu khi thực hiện.

Mòn chân răng ở trẻ em là bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ. Nó dễ dàng xử lý nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời. Các phụ huynh cần nên chú trọng đến vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ. Nếu như trẻ có dấu hiệu mòn chân răng thì nên ra nha sĩ để xử lý. Hãy bảo vệ cho con có một nụ cười đẹp nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.0058

 

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801