Chữa sâu răng nhanh nhất bằng cách nào?

Chữa sâu răng có thể thực hiện tại nhà được không? Sâu răng là bệnh về răng miệng thường gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Sâu răng sẽ khiến bạn rất khó chịu và muốn tìm cách nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Vậy phương pháp điều trị nhanh nhất cho bệnh lý này là gì?

Vài điều cần biết về bệnh sâu răng

Sâu răng không phải do con sâu mà là do các mảng bám lâu ngày hình thành trên răng. Các mảng này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại hoạt động. Các vi khuẩn này sẽ tiêu hóa lượng đường có trong đồ uống và thực phẩm mà bạn ăn, từ đó sản sinh ra axit. Axit sẽ từ từ phá vỡ men răng (lớp bảo vệ ngoài cùng của răng), tạo thành các lỗ hổng trên men răng. Khi đó sâu răng được hình thành.

Răng sâu tự nhẹ đến nặng
Răng sâu tự nhẹ đến nặng

Chữa sâu răng tại nhà được không?

Tìm trên internet có rất nhiều bài viết chỉ cách chữa sâu răng tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, thực tế nếu chỉ chữa sâu răng tại nhà thì không thể trị dứt điểm. Cách nhanh nhất và trị sâu răng dứt điểm chỉ có thể được thực hiện ở nha khoa với các biện pháp y học hiện đại.

Trám răng cho răng sâu
Trám răng cho răng sâu

Men răng không chứa tế bào sống, nên khi hỏng không thể tự chữa lành. Vì vậy, cho dù làm sạch vùng sâu ở răng, bạn vẫn cần nha sĩ để điều trị. Khi lỗ hổng men răng được hình thành, nó sẽ lan rộng ra cả răng, tiến sâu vào tủy răng. Để điều trị, nha sĩ sẽ tiến hành một liệu trình trám răng đơn giản. Bước đầu, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần bị sâu trong răng của bạn. Tiếp đó, khu vực bị sâu răng sẽ được vệ sinh và nha sĩ sẽ tiến hành trám răng. Nếu sâu răng nhẹ có thể hết sau khi được trám răng. Tuy nhiên, nếu răng đã sâu vào tủy, bạn phải điều trị tủy. Trong trường hợp để răng sâu quá nặng dẫn đến hỏng cả răng thì bạn phải thay răng mới.

Các mẹo giảm đau răng khi bị sâu răng tại nhà

Mặc dù không thể chữa sâu răng dứt điểm tại nhà, nhưng trước đó có thể làm giảm cơn đau răng và ngăn răng sâu trở nặng bằng các phương pháp dân gian.

  1. Dùng gừng và tỏi

Hai loại gia vị gừng và tỏi đều có tính kháng viêm và sát trùng cao. Chất kháng sinh allicin có trong tỏi giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh.

Bạn chỉ cần nghiền tỏi trộn với chút muối rồi đắp lên phăn răng bị sâu hoặc giã gừng đắp lên. Bạn sẽ thấy hiệu quả sau một vài ngày.

  1. Dầu olive và dầu đinh hương

Dầu oliu chứa trong thành phần của nó một số chất có khả năng giảm viêm. Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả.

Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị sưng đau theo tỉ lệ 1:2. Bạn lặp lại điều này 3 – 4 lần mỗi ngày.

  1. Tiêu đen và húng quế

Ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.

  1. Súc miệng bằng lá trà xanh

Súc miệng bằng lá trà xanh hàng ngày sẽ giúp bạn giảm những cơn đau trong thời gian chưa thể ra nha sĩ chữa trị.

  1. Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng là một vị thuốc đông y chữa được nhiều bệnh. Ngâm cánh hoa cúc với rượu khoảng 7-10 ngày. Sau đó sử dụng bằng cách súc miện sáng và tối. Thực hiện liên tục con đau răng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

 

Vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng ngừa sâu răng
Vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng ngừa sâu răng

Để có một hàm răng khỏe mạnh thì tốt nhất nên tránh sâu răng. Vì khi sâu răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng sau này. Hãy tập cho mình thói quen đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Hạn chế ăn đồ ngọt, đặc biệt là vào tối muộn. Uống thật nhiều nước và ăn nhiều rau củ, quả. Cao răng cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến sâu răng. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Nếu gặp các tình trạng xấu về răng miệng, hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi điện qua Hotline 1900 0058, Nha khoa Gia Đình sẽ giúp bạn tư vấn và điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng.

 

 

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801