Ê buốt răng là triệu chứng rất khó chịu, gây mất ăn mất ngủ. Vậy ê buốt răng là bị bệnh gì? Cách xử lý tình trạng bệnh này ra sao sẽ được trình bày trong bài viết này.
Ê buốt răng là bị bệnh gì?
Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, nhằm chỉ hiện tượng đau, buốt răng khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua, thậm chí hít thở trong điều kiện không khí lạnh cũng có thể làm ê buốt chân răng. Khi nhai cắn các đồ ăn cứng, thức cũng làm cho đau buốt thậm chí kéo dài cả ngày.
Ngà răng bị lộ, không còn lớp men răng bảo vệ là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng răng nhạy cảm. Men răng mòn cùng với đó là ngà răng mang theo các ống thần kinh nhô ra ngoài . Chính vì thế ngà răng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn cũng như các đồ uống khiến cho răng có cảm giác ê buốt và lung lay, thậm chí có những cơn đau nhức đến tận chân răng. Khi tiếp xúc với từng mức nhiệt trong lúc ăn hay uống sẽ gây kích thích các dây thần kinh gây cảm giác đau cũng như là khó chịu.
Một số bệnh răng miệng khác làm cho răng nhạy cảm như:
Sâu răng: Sâu răng tạo ra các lỗ sâu, làm lộ ra các dây thần kinh chân răng. Đồ ăn sẽ tiếp xúc trực tiếp vào các dây thần kinh gây đau buốt răng.
Tụt lợi cũng có thể làm lộ phần ngà ở phía dây thần kinh ở chân răng. Acid trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mòn. Những tác động bên ngoài gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.
Đánh răng sai cách cũng như việc không xỉa răng đầy đủ đều có thể là nguyên nhân. Chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng hoặc dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao có thể dẫn đến tổn thương lợi và nhạy cảm răng.
Do chế độ ăn chứa nhiều axít, như thức ăn muối chua, cam, chanh hoặc nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân răng ê buốt.
Nhiều phụ nữ thường có xu hướng sử dụng các phương pháp thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên chính những sản phẩm được sử dụng để tẩy trắng răng lại có thể gây nên cảm giác nhạy cảm cho răng.
Ngoài ra tình trạng nghiến răng hoặc cắn răng trong lúc ngủ của nhiều người cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm.
Cách xử lý khi răng bị ê buốt
Khi có dấu hiệu bị đau buốt răng bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Phải đến khám trực tiếp, bằng kỹ năng nghề nghiệp các bác sĩ mới xác định được nguyên nhân và phương pháp điều trị tối ưu nhất. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra các bệnh răng miệng nguy hiểm khác. Một số biện pháp điều trị ứng với 1 số các nguyên nhân bao gồm:
Trám răng nếu bị lộ ngà răng
Trám răng được chỉ định trong trường hợp men răng bị sứt mẻ, lộ ngà hoặc tụt nướu mức độ nhẹ. Miếng trám làm từ chất liệu Composite sẽ được hàn chặt vào vùng men răng tổn thương giúp không còn cảm giác ê buốt. Nhẹ hơn, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng dùng kem đánh răng chống ê buốt răng, bôi fluor tại phòng nha, mang khay fluor tại nhà.
Lộ ngà do không vệ sinh đúng cách hoặc ăn uống
Chải răng đúng cách (dùng bàn chải sợi mềm và chải răng theo chiều dọc). Hạn chế sử dụng thực phẩm hay thức uống có tính acid. Mang khay chống nghiến khi ngủ nếu mòn răng do nghiến… Một khi hạn chế được nguyên nhân gây lộ ngà, tình trạng nhạy cảm này có thể giảm dần và hết hẳn.
Bọc răng sứ
Men răng tổn thương quá nặng gây ê buốt, ảnh hưởng đến tủy thì bọc sứ là phương pháp lý tưởng nhất. Bọc sứ giúp phục hồi men răng vừa giải quyết dứt điểm tình trạng đau buốt răng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Bạn còn biết bị ê buốt răng bị bệnh gì nữa không? Nếu gặp triệu chứng đau buốt thì đừng cố chịu đựng mà hãy điều trị kịp thời. Cơn đau sẽ khiến bạn khó chịu, ăn nhai khó khăn và mất ngủ vì đau đớn. Liên hệ 1900 0058 để được bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh nhé.