Nguyên nhân, cách điều trị viêm tủy răng sữa ở trẻ em

Viêm tủy răng sữa gây ra sự đau đớn, khó chịu trong quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị bệnh này như thế nào sẽ được đề cập đến trong bài biết này.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng ở trẻ em

Viêm tủy răng sữa là tình trạng mô tuỷ răng sữa bị tổn thương nhiễm trùng, làm tăng áp lực nội tuỷ, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tuỷ răng ở trẻ em.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra viêm tủy răng sữa:

– Vi khuẩn: Thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua các ống ngà hoặc hở sừng tủy.

– Do chấn thương….

Viêm tủy răng sữa nếu để lâu dài không chữa trị sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức sức răng miệng sau này
Viêm tủy răng sữa nếu để lâu dài không chữa trị sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức sức răng miệng sau này

Các triệu chứng của viêm tủy răng sữa

Viêm tủy răng sữa được chia ra nhiều trường hợp.

Viêm tủy răng sữa có hồi phục

Viêm tủy có hồi phục là tình trạng viêm mô tủy nhưng có khả năng hồi phục khi loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh nhân có cảm giác đau tự nhiên, cơn đau ngắn, nhẹ thoáng qua. Khi ăn các chất kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt… thì có cảm giác đau hoặc ê buốt tăng  lên và sớm hết đau khi ngừng chất kích thích. Có thể có lỗ sâu trên răng.

Viêm tủy răng sữa không hồi phục

Là tình trạng mô tủy răng sữa ở trẻ em bị tổn thương viêm cấp không còn khả năng hồi phục.

Răng trẻ bị đau kéo dài hàng giờ. Hoặc đôi khi chỉ ngắn vài phút, làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục. Khi bị kích thích bởi nóng, lạnh, chua, ngọt…cơn đau sẽ xuất hiện và tiếp tục kéo dài khi hết kích thích. Đau còn xuất hiện về đêm khi thay đổi tư thế: cúi đầu, nằm.  Cơn đau lan ra nửa hàm, không xác định được vị trí cụ thể.

Răng xuất hiện lỗ sâu, nhiều ngà mủn. Khi làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở.

Cách điều trị viêm tủy răng sữa

  1. Viêm tủy có hồi phục

-Loại bỏ các yếu tố nhiễm khuẩn

– Bảo tồn tủy.

– Bảo vệ tủy.

– Hàn phục hồi tổn thương mô cứng.

+ Hàn lót bảo vệ tủy: Có thể dùng Canxi hydroxit, hoặc MTA…

+ Hàn phục hồi xoang hàn bằng Composite, GIC,…

  1. Viêm tủy không hồi phục

– Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.

– Hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi tổn thƣơng mô cứng.

– Điều trị cụ thể

+ Vô cảm.

+ Mở tủy.

+ Sửa soạn hệ thống ống tủy.

+ Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tuỷ.

+ Hàn kín hệ thống ống tủy bằng vật liệu thích hợp.

+ Hàn phục hồi mô cứng thân răng bằng vật liệu thích hợp.

Cách phòng tránh giúp trẻ hạn chế được bệnh viêm tủy răng

Giữ vệ sinh cho răng miệng của trẻ, đặc biệt là sau các bữa ăn. Đối với trẻ mới mọc răng thì dùng khăn hoặc bông gạc để làm sách răng cho trẻ.

Hạn chế các thức ăn có nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm có tính dính cao như: kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy… Vi khuẩn trong những thức ăn này hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng.

Cần lưu ý khi chăm sóc răng sữa cho trẻ
Cần lưu ý khi chăm sóc răng sữa cho trẻ

Nên hướng dẫn trẻ dùng chỉ tơ nha khoa. Cchỉ nha khoa sẽ giúp bé loại bỏ các vi khuẩn phát triển giữa các răng dễ hơn.

Dùng nước súc miệng dành cho trẻ sau khi ăn để loại bỏ tối đa các mảng bám, tránh diệt cả những vi khuẩn có lợi.

Răng sâu khi phát hiện cần được điều trị sớm, không nên chủ quan là răng sữa, như vậy sẽ làm giảm bớt nguy cơ viêm tủy răng.

Để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Nếu chờ đến khi răng bị viêm tủy hay đau răng mới đến nha khoa thì có thể răng đã trở nặng.

Xem chi tiết chăm sóc răng sữa cho trẻ TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.0058

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801