Thiếu Vitamin sẽ gây ra các bệnh răng miệng gì?

Vitamin – 1 chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Nếu thiếu Vitamin sẽ gây ra 1 số bệnh ảnh hưởng sức khỏe, trong đó có bệnh răng miệng.

Vitamin là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì chức  năng  sinh  lý  bình  thường  của  cơ thể.  Cơ  thể không  tự cung  cấp  đủ  chất  này  được  mà  phần  lớn được lấy từ thức ăn. Nếu  thiếu chúng lâu  dài  sẽ gây ra  nhiều bệnh răng miệng.  Dưới  đây là  những  biểu  hiện ở khoang miệng khi thiếu vitamin.

Thiếu vitamin C

Khi thiếu Vitamin C sẽ gây ra 1 số bệnh răng miệng như:

– Chảy máu lợi.

– Bệnh nhân dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm.

Vitamin C có nhiều trong các loại quả như ổi, cam, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh,...
Vitamin C có nhiều trong các loại quả như ổi, cam, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh,…

Có triệu chứng viêm lợi thời  kỳ đầu, nhú lợi to ra, tím tái, sờ vào thấy chảy máu. Sau đó phát triển ra cả lợi ở khoang miệng đều bị viêm đỏ tía, sưng to ra, sờ vào  thấy  mềm  như bọt  biển,  tự chảy  máu,  kèm  theo đau,  có  mùi  hôi,  xuất  hiện  xuất  huyết  dưới  da,  mũi chảy máu, nước tiểu có máu, đi ngoài cũng có máu.

–  Cần  uống vitamin c liều  cao  theo  đơn bác sĩ liên  tục  trong  1  tháng,  khi  thấy có  chuyển  biến  thì chuyển dùng một nửa lượng ban đầu.

–  Ăn  nhiều  rau  quả  tươi  như:  Cam,  quýt,  đào khỉ,  táo  tươi,  bưởi,  dâu  tây,  hồng,  ổi,  thanh  long… Các  loại  quả  chứa  nhiều c, nên  ăn  2  –  3  quả  mỗi ngày.  Đậu  ván,  hẹ, ớt  xanh,  rau  cải  và  rau  xanh  là các loại rau chứa nhiều vitamin c.

Thiếu Vitamin A

Vitamin A thường gặp trong các thực phẩm như như gà, cá, thịt, sữa. Chất này có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc miệng và các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn… Khi thiếu vitamin A:

–  Niêm  mạc  miệng dễ bị  hoại  tử – bong các lớp niêm mạc.

– Miệng khô

Thực phẩm giàu vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin A

Thiếu Vitamin D

– Xương hàm bị biến dạng.

– Răng mọc chậm.

– Tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc

Các loại cá như cá ngừ, cá kiếm, cá hồi,... rất giàu Vitami D
Các loại cá như cá ngừ, cá kiếm, cá hồi,… rất giàu Vitamin D

Thiếu Vitamin B1

–  Gây  rối  loạn  chuyển  hóa albumin.  Từ đó  làm mức độ vững chắc của răng kém đi.

– Gây hiện tượng tê bì.

Thiếu Vitamin B2

–  Viêm  khóe  mép;  Da  mép  nứt  nẻ  mang  tính đối  xứng,  do  nước  bọt  chảy  ra  nên  làm  cho  mép sinh ra nhợt nhạt.

–  Viêm  môi:  Có  thể  cùng  phát  sinh  với  viêm mép.  Môi  hơi  sưng lên,  đỏ  hồng, mọng, màu  đỏ  rất khác  thường,  khô,  nứt  nẻ,  đau  như  kim  châm,  có thể chảy dịch lẫn máu.

–  Viêm  lưởi:  Lúc  dầu  lưởi  khô,  có  cảm  giác nóng  rát.  Bệnh  nặng  sẽ  làm  lưỡi  sưng  lên,  màu  đỏ tía, có những đường hằn như nếp gấp.  Nếu thiếu B2 trong  thời  gian  dài,  mặt  lười  bóng  ra,  rêu  lười  mất đi, riềm lưởi xuất hiện các “vết răng cắn”.

–  Cần  uống  B2  ngày  3  lần,  mỗi  lần  3  –  5mg, có thể dùng thêm vitamin B complex.

– Có thể uống sữa bò, ăn trứng gà, thịt nạc, gan. Ăn  thêm  mạch  nha  hoặc  ngũ  cốc  để  bổ  sung vitamin nhóm B.

Thiếu một số chất như Calci, Fluoride

Thiếu 1 số chất Calci, Flouride cũng  làm  ảnh  hưởng  đến  chất  lượng  của  men, ngà  răng.  Người  thiếu  những  chất  này  dễ  bị  mắc bệnh sâu răng.

Fluoride  là  một  khoáng  chất  tự nhiên  thường thấy trong các thức ăn và nước uống.  Fluoride được cơ  thể  hấp  thu  để  làm  thành  phần  cấu  trúc  răng, nhất là lớp men răng cứng chắc hơn.  Fluoride được đặt tại chỗ trên  răng cũng thẩm thấu vào răng giúp các  tinh  thể  men  cứng  chắc,  khó  gãy  vỡ,  hơn  nữa men  răng  ít  bị  hòa  tan  hơn  trong  môi  trường  acid làm giảm nguy cơ sâu răng.

Cần  bổ  sung  Fluoride  (dạng  thuốc  uống):  Hòa tan  Fluoride  vào  trong  nước  uống  là  một  phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng cho cộng đồng với giá thành  rất  thấp.  Fluoride  còn  là  thành  phần  quan trọng trong hầu hết các loại kem đánh răng.

Bạn  nên  luôn  luôn  sử  dụng  các  loại  kem  đánh răng có fluoride. cần chú ý là hàm lượng fluoride sử dụng cho  trẻ  em  luôn  ít  hơn  người  lớn, không nên cho  trẻ  dùng  chung  kem  đánh  răng  với  người  lớn mà nên cho trẻ dùng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.

Sự tiếp  nhận  Fluoride  quá  mức  như trường hợp trẻ em nuốt nhiều kem đánh răng, ờ một số vùng địa lý có  nồng  độ  Fluoride  trong  nước  uống  cao  hơn  bình thường sẽ dẫn đến sự nhiễm Fluor trên răng, biểu hiện là các đốm trắng đục trên răng.

Trẻ <6  tuổi  khi  đánh  răng  cần  được  cha  mẹ kiểm  soát  và  chỉ  sử  dụng  một  lượng  rất  nhỏ  kem đánh răng (cỡ hạt đậu xanh).

Trẻ  < 3 tuổi phải được người lớn chải răng giúp với một lớp kem thật mỏng.

Nếu  bạn  sinh  sống  ở  vùng  không  có  Fluoride trong  nước  uống,  nha  sĩ  có  thể  sẽ  đề  nghị  trẻ  bổ sung một ít  Fluoride mỗi ngày để phòng chống sâu răng,  liều  lượng  tùy  thuộc  tuổi  của  trẻ  và  nồng  độ Pluoride vốn có trong nước uống tự nhiên.

Nhằm mục đích cung cấp thêm cho trẻ các biện pháp  bảo  vệ  Pluoride,  Nha  sĩ  có  thể  sử dụng  hình thức điều trị với Fluoride (súc miệng, bôi trên răng, trám răng,…) mỗi khi trẻ đến phòng nha.

 

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801