Chăm sóc răng niềng đúng cách là bước quan trọng để hàm răng sau khi tháo niềng sẽ đều đẹp và chắc khỏe nếu không sẽ dễ gặp các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…
Những nguy cơ khi chăm sóc răng niềng không đúng cách
Đầu tiên, chăm sóc răng niềng không đúng cách rất dễ bị viêm nướu. Thức ăn bị vướng mắc vào mắc cài, tích tụ và hình thành mảng bám khiến cho nguy cơ viêm nướu cao. Sử dùng thuốc kháng sinh trong thời gian niềng răng cùng với việc thiếu khoáng chất và vitamin, khiến cho cơ thể dễ bị nhiệt, xuất hiện vết loét và nướu bị sưng đỏ.
Niềng răng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sâu răng đốm trắng. Trong quá trình răng di chuyển đã tạo ra khoảng trống và làm răng yếu đi, tỉ lệ tấn công của vi khuẩn lên men răng tăng lên do điều kiện môi trường, chăm sóc răng niềng không đúng cách sẽ hình thành sâu răng đốm trắng trên men răng.
Chăm sóc răng niềng không đúng cũng khiến các mô trong miệng dễ gặp tổn thương do ảnh hưởng của mắc cài dẫn đến thường chảy máu, lở loét, nói chuyện khó khăn.
Hôi miệng là vấn đề được “dân niềng” cực kì quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp. Khí lưu huỳnh tạo mùi khó chịu cho hơi thở hình thành quá trình niềng răng. Không thường xuyên chăm sóc răng niềng sẽ khiến các mảng bám dễ tích tụ, dễ bị khô miệng, viêm nướu, hay vi khuẩn tích tụ do vệ sinh răng miệng khó khăn.
Các giải pháp chăm sóc răng niềng hữu ích mà bạn cần biết
Chăm sóc răng niềng thường xuyên bằng bàn chải bàn chải lông mềm hoặc bàn chải chuyên dụng:
Chúng ta cần chú ý làm sạch răng, mắc cài kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo không còn thức ăn thừa dính trên răng hay mắc cài. Sử dụng bàn chải lông mềm sẽ giúp vệ sinh răng được tốt hơn vì nó dễ chui vào các kẽ răng và mắc cài mà không gây tổn thương lợi.
Đối với bàn chải chuyên dụng (bàn chải kẽ răng), do kết bề mặt lông nên dễ dàng lấy đi các mảng bám thức ăn trên răng và nướu. Khi sử dụng, bẻ gập phần dây thép của bàn chải tạo góc thích hợp. Đưa bàn chải luồn bên dưới dây cung môi, hướng từ lợi về phía cạnh cắn, chải chậm rãi, 15 lần, từ mắc cài này đến mắc cài khác.
Thay thường xuyên bàn chải để vệ sinh răng miệng
3 tháng nên thay bàn chải một lần vì lông bàn chải dễ bị mòn do tiếp xúc nhiều với mắc cài, và an toàn vệ sinh, tránh nguy cơ tấn công của vi khuẩn.
Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng sau khi ăn
Những người niềng răng nên dùng chỉ tơ lấy thức ăn thừa mắc trên mắc cài răng sau tất cả các bữa ăn. Khi bạn mang mắc cài thì sẽ khó để luồn được chỉ dưới dây cung nhưng đã có các dụng cụ đặc biệt để hỗ trợ, đó là cây luồn chỉ và một loại chỉ tơ đặc dụng.
Cạo vôi răng định kỳ với bác sĩ nha khoa trong thời gian niềng răng
Đối với người niềng răng, thời gian thích hợp nhất để cạo vôi răng là 3 tháng/ 1 lần, bạn có thể kết hợp tái khám chỉnh nha và cạo vôi răng cùng với nhau để tiết kiệm thời gian.
Tác dụng của Fluoride đối với người niềng răng
Hãy chọn kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluoride. Vì Fluoride có tác dụng bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình niềng răng.
Chế độ ăn uống cho người niềng răng
Chăm sóc răng niềng đúng cách cần phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin để răng chắc khỏe, đáp ứng các nhu cầu sức khỏe của cơ thể.
Cần tránh các thực phẩm có đường có thể dẫn đến mảng bám tích tụ quanh khung, mắc cài niềng răng gây ra ố màu răng, sâu men đốm trắng, lâu dài có thể làm hỏng răng của bạn.
Hạn chế tối đa các thực phẩm cứng, dẻo dính có khả năng làm hỏng mắc cài và dây cung như kẹo cao su, bắp răng, xương, sườn sụn,…
Thức ăn nên được cắt nhỏ để giảm áp lực khi nhai, không gây đau răng,
Hy vọng bài viết trên mà Nha khoa Gia Đình chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin trong việc chăm sóc răng niềng đúng cách. Nếu có bất kì vấn đề gì trong quá trình niềng răng, vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0058. Nha khoa Gia Đình sẽ để tư vấn cụ thể và chính xác nhất cho bạn!