Chảy máu chân răng: Những mối nguy hiểm tiềm ẩn

Chảy máu chân răng có thể do đánh răng sai cách nhưng cũng có nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bạn cần xem xét các triệu chứng phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của những bệnh gì?

Chảy máu chân răng thường xuất hiện khi bị viêm nướu răng. Tuy nhiên ở tình trạng nhẹ hơn, chảy máu răng có thể do đánh răng quá mạnh hoặc mang răng giả không vừa vặn. Nếu không phải là những trường hợp trên thì có thể bạn đang mắc các bệnh lý liên quan đến sức khỏe khác. Dưới đây là một số bệnh lý khi bạn bạn có dấu hiệu chân răng bị chảy máu.

Viêm nướu răng

Các mảng bám thức ăn tồn tại trên răng quá lâu gây ra viêm nhiễm ở nướu. Khi mang bám không được loại bỏ đúng cách, sẽ dần hình thành cao răng hoặc vôi răng, là môt trường thuận lợi cho các vi khuẩn xấu tòn tại. Khi tích tụ lâu ngày gây ra viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là mất răng. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi nướu bị viêm bao gồm:

Sưng nướu răng bị ảnh hưởng

Đau nhức bên trong miệng và sưng quanh lợi

Chảy máu răng

Có thể hạn chế tình trạng này bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Thế nhưng, một số vị trí mà bàn chải hay các dụng cụ làm sạch không thể chạm tới hay vệ sinh không đúng cách gây ra các mảng bám vôi răng vẫn được hình thành. Lúc này bạn nên đến nha sĩ để lấy cao răng định kỳ 3 tháng 1 lần.

Viêm nha chu

Tình trạng nặng hơn của viêm nướu nếu không điều trị kịp thời chính là viêm nha chu. Tình trạng này có thể gây tổn thương các mô xương nâng đỡ răng và gây mất răng.

 Chảy máu chân răng thường xuyên có thể là triệu chứng của viêm nha chu
Chảy máu chân răng thường xuyên có thể là triệu chứng của viêm nha chu

Một trong nhưng dấu hiệu nhận biết của viêm nha chu chính là chảy máu chân răng thường xuyênCùng với dó là một số dấu hiệu khác như:

Răng bị lung lay hoặc tách rời

Bị hôi miệng hoặc có mùi vị khó chịu trong miệng

Thay đổi cách răng khớp với nhau khi cắn hoặc nhai

Nướu sưng, đỏ hoặc mềm

Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh nha chu có thể dẫn đến mất răng và một số rủi ro khác.

Thiếu vitamin

Thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin C và vitamin K cũng có thể khiến chân răng dễ bị chảy máu. Vitamin C giúp các mô phát triển và chữa lành các tổn thương đồng thời củng cố xương và răng. Nếu cơ thể không có đủ vitamin C, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và dễ nổi giận. Theo thời gian, người bệnh cũng có thể bị sưng và chảy máu chân răng.

Vitamin K giúp máu đông đúng cách và tốt cho xương. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K, người bệnh có thể gặp các vấn đề về chảy máu, bao gồm chảy máu chân răng. Nếu nghi ngờ thiếu hụt vitamin, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra để xác định và có biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, người thường xuyên chảy máu chân răng nên tuân thủ một chế độ ăn uống đầy đủ chất để đảm bảo lượng vitamin cần thiết để duy trì sức khỏe.

Tham khảo thêm: Thiếu Vitamin gây ra các bệnh răng miệng gì?

Bệnh tiểu đường

Chảy máu chân răng thường xuyên hoặc sưng nướu răng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.
Chảy máu chân răng thường xuyên hoặc sưng nướu răng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, khoang miệng không có khả năng chống lại vi trùng. Do đó, người bệnh dễ bị nhiễm trùng nướu răng và mắc các bệnh liên quan đến răng miệng. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao ở người bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó chữa lành hơn, điều này có thể khiến tình trạng chảy máu răng và các bệnh nướu răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh bạch cầu

Đôi khi chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, một loại ung thư.Các tiểu cầu trong máu có nhiệm vụ giúp cơ thể cầm máu. Tuy nhiên đối với người bệnh bạch cầu, số lượng tiểu cầu thấp có thể dẫn đến chảy máu và khó cầm máu ở một số bộ phận, bao gồm nướu và chân răng.Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư máu do sự gia tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể bạn. Các triệu chứng bao gồm:

Suy nhược cơ thể và mệt mỏi quá mức

Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu

Sốt hoặc ớn lạnh

Nhiễm trùng hoặc dễ tái phát nhiễm trùng

Đau xương hoặc đau khớp

Đau đầu

Nôn mửa

Giảm cân

Đổ mồ hôi đêm

Sưng các hạch bạch huyết

Bệnh bạch cầu cần được điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng, hạn chế mức độ lây lan và nâng cao sức khỏe tổng thể. Do đó, người bệnh chảy máu chân răng thường xuyên hoặc có dấu hiệu bệnh bạch cầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Suy giảm tiểu cầu

Đôi khi tình trạng chảy máu chân răng, đặc biệt là chảy máu khi đánh răng và không thể dừng lại, có thể là dấu hiệu của tình trạng giảm tiểu cầu. Giảm tiểu cầu hay số lượng tiểu cầu thấp là tình trạng cơ thể không tạo ra đủ tiểu cầu, các tế bào trong máu kết dính với nhau để giúp máu đông lại. Ở người bệnh giảm tiểu cầu, cơ thể có thể gặp khó khăn khi đông máu. Điều này dẫn đến việc chảy máu với nhiều cấp độ ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả nướu răng. Các triệu chứng và dấu hiệu khác bao gồm:

Chảy máu mũi

Có máu trong nước tiểu hoặc phân

Kinh nguyệt nhiều

Đau đầu

Mệt mỏi

Da vàng hoặc tròng mắt vàng

Sưng lá lách

Suy giảm tiểu cầu đôi khi có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bệnh máu khó đông

Những người bị chảy máu chân răng hoặc chảy máu nhiều khi bị một vết cắt nhỏ ở răng, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh máu khó đông.

Máu khó đông cũng có dấu hiệu chân răng chảy máu
Máu khó đông cũng có dấu hiệu chân răng chảy máu

Bệnh máu khó đông là một rối loạn di truyền dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể thực hiện các thủ thuật nha khoa để cải thiện vấn đề chảy máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc các yếu tố đông máu để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Các nguyên khác gây chảy máu chân răng

Đánh răng không đúng cách sẽ lamfcho chân răng bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Đôi khi sử dụng răng giả không phù hợp hoặc răng giả mới cũng có thể làm chảy máu nướu răng. Trao đổi với nha sĩ để chỉnh hàm răng giả hoặc sử dụng các thiết bị răng miệng phù hợp hơn.

Đôi khi người bệnh có thể cần sử dụng răng giả mới để ngăn ngừa tình trạng chảy máu. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây chảy máu chân răng. Đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ sản phụ khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Vì có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể bao gồm cả máu khó đông, ung thư máu nên triệu chứng chảy máu chân răng cần được phát hiện kịp thời và tới cơ sở y tế để thăm khám. Nếu chỉ là triệu chứng viêm nhẹ thì rất dễ điều trị do phản ứng của cơ thể khi bị tổn thương. Thế nhưng để lâu dài viêm sẽ biến chứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.

Chảy máu răng ở phụ nữ mang thai có thể gây sinh non hoặc sinh con nhẹ cân
Chảy máu răng ở phụ nữ mang thai có thể gây sinh non hoặc sinh con nhẹ cân

Hướng điều trị cho triệu chứng chảy máu chân răng

Ngoài việc phải đến nha khoa để thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh lý thì bạn có thẻ tham khảo một số phương pháp hỗ trợ, hạn chế tình trạng chảy máu.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chảy máu chân răng có thể là một dấu hiệu của việc vệ sinh răng miệng kém. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa 1 lần mỗi ngày để làm sạch chân răng và nướu. Vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Sự dao động hormone trong thai kỳ là một trong những nguy cơ có thể gây chảy máu răng và viêm lợi.

Đánh răng phải đúng cách
Đánh răng phải đúng cách

Súc miệng với dung dịch thuốc hydrogen peroxide

Dung dịch hydrogen peroxide có thể được sử dụng như một chất khử trùng, hỗ trợ loại bỏ mảng bám, tăng cường sức khỏe nướu, chân răng và hỗ trợ cầm máu khi chảy máu.

Nếu bị chảy máu chân răng không cầm được, người bệnh có thể súc miệng với dung dịch hydrogen peroxide sau khi đánh răng, tuy nhiên không được nuốt dung dịch này.

Chườm lạnh

Chảy máu chân răng không phải lúc nào cũng do bệnh nướu răng. Chân răng cũng có thể bị chảy máu do chấn thương hoặc tổn thương mô nướu. Trong trường hợp này, người bệnh có thể chườm một miếng khăn lạnh hoặc đá lạnh bọc vải mỏng vào khu vực sưng, đau để hạn chế máu chảy và cầm máu.

Ngừng hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ và dẫn đến các vấn đề về răng miệng, bao gồm chảy máu răng. Trên thực tế, hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng nghiêm trọng, viêm nha chu  và tăng nguy cơ chảy máu chân răng.

Tránh xa thuốc lá
Tránh xa thuốc lá

Hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể bạn khó chống lại vi khuẩn mảng bám. Điều này có thể dẫn đến bệnh viêm nướu hoại tử lở loét và chảy máu. Bỏ thuốc lá có thể ngăn ngừa tình trạng chảy máu và hỗ trợ làm lành nướu răng.

Giảm căng thẳng

Bệnh viêm nướu răng, nha chu và một số bệnh lý răng miệng khác có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng hoặc rối loạn cảm xúc. Theo các nhà nghiên cứu, căng thẳng và cảm xúc tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hạn chế khả năng chống nhiễm trùng và dẫn đến chảy máu chân răng.Hạn chế căng thẳng và thực hiện các kỹ thuật thư giãn phù hợp có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng chảy máu nướu răng.

Tăng cường lượng vitamin C,K

Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu răng gây chảy máu. Ngược lại, không bổ sung đầy đủ vitamin C trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tình trạng chảy máu hoặc khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, sự thiếu hụt vitamin C cũng có thể dẫn đến chảy máu nướu răng ngay cả khi người bệnh thực hành các thói quen răng miệng tốt.

Bổ sung vitamin K có thể làm giảm tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có thể hỗ trợ quá trình đông máu. Do đó, thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu, bao gồm chảy máu răng.

Uống trà xanh

Uống trà xanh mỗi ngày có thể hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tình trạng chảy máu răng. Trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với vi khuẩn trong miệng và ngăn ngừa chảy máu. Lượng trà xanh khuyến nghị hàng ngày là 3 – 4 tách.

Súc miệng bằng nước muối

Vi khuẩn và tình trạng viêm nhiễm trong miệng có thể gây ra các bệnh về nướu, bao gồm chảy máu chân răng. Do đó, thường xuyên súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm có thể làm giảm vi khuẩn và cầm máu ở chân răng.Người bệnh có thêm nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây từ ba đến bốn lần một ngày.Nếu chảy máu do chấn thương hoặc tổn thương chân răng, súc miệng bằng hỗn hợp nước muối cũng giúp miệng sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Nên súc miệng bằng nước muối để giảm tình trang sưng, viêm khi chảy máu
Nên súc miệng bằng nước muối để giảm tình trang sưng, viêm khi chảy máu

Chảy máu chân răng là một triệu chứng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp. Đến gặp nha sĩ nếu tình trạng chảy máu chân răng không cải thiện trong vòng 7 đến 10 ngày. Đôi khi người bệnh có thể cần làm sạch răng sâu để loại bỏ mảng bám, cao răng và thúc đẩy quá trình chữa lành nướu. Ngoài ra, đôi khi nha sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện các kiểm tra liên quan để hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801