Một số bệnh răng miệng trẻ em thường gặp phải, các phụ huynh cần chú ý

Trẻ em vẫn chưa có đầy đủ các kiến thức để bảo vệ răng miệng của mình. Vậy nên một số bệnh răng miệng trẻ em hay gặp chủ yếu là do chưa được chăm sóc đúng cách.

Bệnh răng miệng trẻ em dễ xảy ra bởi vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu, nhạy cảm. Nếu răng không được chăm sóc tốt thì dễ mắc bệnh hơn người lớn rất nhiều. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến khuôn mặt, sức khỏe răng mà còn làm chậm phát âm, giọng nói của trẻ. Theo thống kê số trẻ em mắc các bệnh về răng miệng ngày càng gia tăng Việt Nam được xếp vào nhóm các các quốc gia có tỷ lệ trẻ em mắc bệnh răng miệng cao nhất thế giới. Với một số bệnh răng miệng thường gặp như:

Sâu răng là bệnh răng miệng trẻ em hay gặp nhất

Đây là căn bệnh răng miệng trẻ em hay gặp nhất. Men răng và tủy răng của trẻ bị ăn mòn gây đau nhức, ê buốt, xuất hiện các đốm đen. Nếu để lâu, răng sẽ bắt đầu bị ăn mòn răng, có thể dẫn đến mất răng. Nguyên nhân chính là do chăm sóc răng không đúng. Khi trẻ ăn nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn chứa axit, men răng yếu, các vi khuẩn lại không được loại bỏ sạch thì sâu răng dễ dãng sẽ xảy ra.

Bệnh sâu răng hay gặp ở trẻ
Bệnh sâu răng hay gặp ở trẻ

Lúc này, bạn cần đưa trẻ đến nha sĩ để điều trị kịp thời. Tốt nhất để hạn chế sâu răng xảy ra, bạn nên chú ý vệ sinh thật kỹ răng miệng cho trẻ. Hạn chế con ăn những thức phẩm chứa nhiều đường, axit. Thay vào đó là bổ sung vitamin D, chất đạm, chất béo, các loại chất khoáng (nhất là Canxi và Fluor…) chất xơ, uống nhiều nước lọc để loại bỏ các mảng bám còn sót trên răng và đường tiêu hóa.

Viêm nướu răng ở trẻ em

Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị viêm nướu bởi hiện tượng mọc răng sữa. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như vệ sinh kém, căng thẳng kéo dài, sức đề kháng yếu… Nướu răng của bé sẽ gặp tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, dễ chảy máu khi mọc răng hoặc khi vôi bám nhiều vào chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời có khả năng hình thành túi mủ giữa răng và nướu.

Tình trạng lâu dần chuyển sang giai đoạn của bệnh nha chu, nướu teo rút, ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe. Có mảng bám vào cổ răng, nướu sưng đỏ căng bóng, trẻ sốt, quấy khóc, bỏ ăn do lợi đau viêm tấy, hơi thở có mùi, chạm vào dễ chảy máu.

Viêm nướu khi mọc răng làm trẻ khó chịu, dễ khóc quấy
Viêm nướu khi mọc răng làm trẻ khó chịu, dễ khóc quấy

Phụ huynh tuyệt đối không dùng lá cây đắp lên các vết sưng tấy của bé vì dễ gây nhiễm trùng. Sử dụng bàn chải mềm để vệ sinh răng. Thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, hạn chế các thực phẩm có lượng đường và tính axit cao. Cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước thanh lọc hạn chế tổn thương nướu răng.

Tưa miệng ở trẻ

Hiện tượng bệnh này xuất hiện nhiều ở trẻ 2 tháng tuổi. Các mảng bám màu trắng mịn như sữa xuất hiện trên niêm nạc răng, đôi khi cả trong vòm họng lan xuống thực quản có thể gây đau khi va chạm cọ sát.  Nguyên nhân bởi niêm nạc miệng nhạy cảm, môi trường Ph trong răng miệng trẻ còn thấp mang tính axit tạo điều kiện cho nấm Candida Albicans và vi rút kí sinh trong khoang miệng gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành tác nhân gây bệnh.

Các mẹ cần bổ sung miễn dịch cho trẻ để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên. Đến nha sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc kháng nấm . Ở trẻ còn bú mẹ thì cần phải điều trị cho cả mẹ và bé để tránh lây nhiễm, rửa sạch bình bù rửa sạch đầu ti hàng ngày.

Răng lệch lạc, hô móm

Nguyên nhân răng lệch lạc, hô, móm là do cung hàm quá hẹp, răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ, do nhổ răng sữa sớm gây xô lệch răng, thói quen mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả,… Biểu hiện để nhận biết là mất tương quan hàm trên và hàm dưới , răng mọc khấp khểnh, không đều, 2 hàm không khít sát khi ăn nhai.

Răng mọc lệch, hô, móm kéo dài đến khi đã thay hoàn toàn răng vĩnh viễn, thì cần tiến hành niềng răng chỉnh nha can thiệp nha khoa để răng mọc đúng vị trí thẳng hàng ngay ngắn. Vì thế tốt nhất là quan tâm từ lúc những chiếc răng sữa mọc định hướng cho răng vĩnh viễn.

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801