Tại sao bắt buộc phải đeo hàm duy trì sau niềng?

Sau khi niềng răng các nha sĩ luôn chỉ định bệnh nhân phải đeo hàm duy trì. Vậy hàm duy trì là gì? Người sau khi niềng răng phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Chức năng của hàm duy trì

Hàm duy trì là khí cụ được bác sỹ cho người niềng răng sử dụng giúp cố định răng sau khi hoàn thành quá trình niềng răng 1,2 năm. Răng khi niềng phải chịu lực xiết, cả răng và xương hàm đều vẫn nhạy cảm, yếu hơn bình thường. Vị trí răng còn chưa ổn định. Khi ăn uống, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Do đó, răng dễ bị xô lại vị trí mọc ban đầu. Vì vậy, hàm duy trì có tác dụng giúp cho răng được ổn định nhanh chóng hơn. Cố định các răng thật chắc cho tới khi xương và nướu răng phát triển và thích nghi được với sự thay đổi của hàm răng.

Hàm duy trì thường có 2 dạng là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Có nhiều chất liệu khác nhau của hàm duy trì mà bạn có thể lựa chọn. Ví dụ như hàm duy trì có dạng khay nhựa, hoặc làm bằng móc kim loại, cũng có thể là loại khung cố định.

Một số loại hàm duy trì
Một số loại hàm duy trì

Thời gian sử dụng hàm duy trì

Quá trình để giữ răng cố định đúng vị trí đã niềng có thể mất từ 9 đến 12 tháng. Đó cũng là lý do vì sao bác sỹ thường khuyên nên đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng đầu sau khi tháo mắc cài.

Thời gian đeo hàm tùy vào sự lệch lạc của răng trước chỉnh nha và vấn đề khớp cắn,théo chỉ định của bác sĩ cần kéo dài đeo hàm duy trì trong bao lâu.

Thời gian đeo cụ thể: tháng đầu tiên sau tháo mắc cài sẽ đeo liên tục cả ngày lẫn đêm, sau đó đeo buổi tối, vài năm sau có thể đeo thưa hơn như tuần đeo 2 – 3 buổi. Đeo cho đến khi về già. Hoặc có những trường hợp chỉ 1 năm bác sĩ đã quyết định dừng đeo hàm duy trì.

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì

Khi mới đeo, bạn cũng sẽ có cảm giác và đau đớn như khi mới niềng nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi. Thời gian mang hàm duy trì, bạn cũng nên ăn thực phẩm mềm, tránh ăn các loại đồ ăn quá dai, quá cứng hoặc quá nóng, quá lạnh. Đặc biệt, bạn phải vệ sinh răng hàm sạch sẽ mỗi ngày để phòng tránh các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, vàng răng,…

Một số lời khuyên khi vệ sinh hàm duy trì:

Làm sạch hàm duy trì khi đánh răng. Hàm duy trì cần phải được rửa qua với nước lạnh và làm sạch nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng.

Khi ăn và hoạt động thể thao dưới nước cần phải tháo hàm duy trì. Khi tháo nên cất chúng vào trong hộp chuyên dụng để tránh tình trạng bị rơi vỡ hoặc bị mất.

Đặc biệt không vệ sinh hàm duy trì vào nước nóng vì có thể làm hàm nhựa bị biến dạng.

Cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn để đem lại hiệu quả cao nhất. Việc thăm khám định ký cũng giúp bác sỹ có thể kiểm tra, xử lý kịp khi cần đối với các vấn đề phát sinh thêm.

 

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801