Quá trình niềng răng chuẩn kỹ thuật tại Nha khoa Gia Đình

Niềng răng giúp cải thiện nhiều tình trạng khuyết điểm của hàm răng như hô, móm, khấp khểnh,…Phương pháp giúp thay đổi hiệu quả về khớp cắn, hàng răng thẳng đều mang đến nụ cười hoàn hảo hơn. Hãy cùng tìm hiểu quá trình niềng răng để có lựa chọn cải thiện vấn đề răng tốt nhất cho mình nhé.

6 Bước của quá trình niềng răng tại nha khoa Gia Đình

Quá trình niềng răng diễn ra trong một khoàng thời gian dài và đồi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chính xác. Nếu tiến hành đủ các bước cùng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sử dụng chuẩn kỹ thuật thì hiệu quả mang lại cho khách hàng sẽ đạt mức cao nhất. Dưới đây là các bước trong quá trình niềng răng:

Bước 1: Thăm khám, chụp X-Quang răng và tư vấn

Thăm khám tổng quát và tư vấn là bước đầu tiên của quy trình niềng răng. Khi đến nha khoa Gia Đình, bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng tình trạng răng để xác định tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc,…hoặc nhiều vấn đề khác. Sau đó, bệnh nhân sẽ phải kiểm răng cụ thể bằng phương pháp chụp X – Quang nhằm đánh giá chính xác cấu trúc răng. Từ đó bác sĩ sẽ đánh giá chính xác phương pháp niềng hiệu quả nhất và có một phác đồ cụ thể cho bệnh nhân.

Tại nha khoa Gai Đình thực hiện nhiều loại mắc cài khác nhau, qua thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn sự phù hợp của bệnh nhân về từng loại mắc cài như Invisalign, mắc cài sứ, kim loại,…. Cuối cùng, nha sĩ sẽ phân tích cụ thể, đưa ra mức giá niềng răng chi tiết để bệnh nhân tham khảo lựa chọn.

Bệnh nhân sẽ được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa tại NKGĐ
Bệnh nhân sẽ được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa tại NKGĐ

Bước 2: Xây dựng phác đồ điều trị và lấy dấu răng

Sau khi bệnh nhân và bác sĩ đã thống nhất được phương pháp niềng răng, phác đồ điều trị và dịch chuyển răng sẽ được xây dựng chi tiết. Thông qua đó bệnh nhân cũng hình dung được tình trạng hàm răng sau khi niềng.

Đồng thời, ở bước này chuyên gia nha khoa sẽ tư vấn rõ các thủ thuật nha khoa bệnh nhân cần thực hiện thêm (nếu cần thiết). Tiếp đến, bác sĩ tiến hành lấy dấu răng, chuyển về phòng labo để thiết kế mắc cài.

Bước 3: Thiết kế mắc cài

Sau khi lấy dấu răng, mẫu hàm thạch cao được chuyển tới bộ phận có chức năng chuyên môn thiết kế mắc cài, đảm bảo tỷ lệ và kích thước đúng khung hàm của bệnh nhân. Tổng thời gian thiết kế chỉ mất khoảng 2-5 ngày, lúc này bệnh nhân nghỉ ngơi tại nhà và chờ lịch hẹn của nha sĩ.

Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài

Gắn mắc cài là giai đoạn vô cùng quan trọng của quá trình niềng răng. Bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác để đem lại hiệu quả tốt nhất. Lúc này, nha sĩ sẽ lần lượt thực hiện theo quy trình sau:

Vệ sinh răng miệng tổng quát.

Bôi acid lên răng nhằm tạo khả năng bám dính thích hợp cho bề mặt.

Rửa sạch acid, làm khô răng.

Bôi keo dán mắc cài nha khoa lên răng.

Bôi xi măng vào mặt sau của mắc cài.

Dán mắc cài lên răng và loại bỏ phần xi măng thừa.

Chiếu đèn quang trùng hợp nhằm kích thích sự kết dính trên răng.

Sau khi mắc cài đã bám chặt và được duy trì ổn định, nha sĩ sẽ xỏ dây cung thông qua các rãnh mắc cài rồi dùng chun buộc chuyên dụng cố định chúng. Toàn bộ quá trình này sẽ diễn ra trong vòng 2 giờ đồng hồ, do vậy bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Tái khám định kỳ là việc làm cần thiết giúp kiểm tra sự dịch chuyển của răng có đúng như mong muốn hay không, qua đó có những điều chỉnh phù hợp. Thông thường, nha sĩ sẽ hẹn lịch tái khám 1 lần/tháng nhằm theo dõi tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân, thay chun mới và điều chỉnh dây cung cho chắc chắn.

Đồng thời, ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt: Răng bắt đầu chạy vào đúng vị trí và được xếp ngay ngắn, khung hàm mở rộng, khớp cắn hài hòa. Do vậy, hãy thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để theo dõi sát sao tình trạng răng miệng của bản thân.

Bước 6: Tháo niềng, đeo hàm duy trì

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Sau khi tháo niềng, xương hàm và răng cũng chưa hoàn toàn tích hợp, răng vẫn luôn có xu hướng quay lại vị trí cũ. Do vậy, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì nhằm đảm đảm bảo độ ổn định cho răng sau khi niềng.

Trong khoảng 6 tháng đầu sau niềng, bạn phải đeo hàm duy trì 24/24. Sau giai đoạn này, bạn chỉ cần đeo vào mỗi tối khi đi ngủ. Thời gian đeo hàm duy trì cụ thể của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Thời gian niềng răng có thể kéo dài trong khoảng thời gian dài, đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân cũng như độ chuẩn xác trong kỹ thuật của bác sĩ. Chính vì vậy, hãy lựa chọn nha khoa uy tín, có cơ sở cố đình, nhiều năm kinh nghiệm để thực hiện niềng răng bạn nhé!

 

Bài viết liên quan

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0982449801